Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Nhìn xa, nhìn gần đều thấy giật mình

Nhìn xa
TTP - Nửa đầu năm 2015?

"Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được nhắc đến nhiều vì đây là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới, với chỉ 12 nước tham gia nhưng có quy mô 40% GDP toàn cầu. Thứ hai, đây được coi là hình mẫu của hiệp định thương mại thế kỷ XXI với mức độ toàn diện cao nhất, không chỉ về thương mại, đầu tư, mà tác động đến cả chính sách trong mỗi nước. Khác với việc gia nhập WTO là gia nhập một tổ chức thì tham gia TPP là ký kết một hiệp định với những điều khoản rất cụ thể. Tuy đã lỡ dịp ký năm 2014, tuy nhiên các bên đang kỳ vọng TPP sẽ được ký trong nửa đầu năm 2015.
Điểm đặc biệt của chúng ta, theo xếp hạng năm 2015 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trong 12 nước tham gia TPP thì Việt Nam là nước có năng lực cạnh tranh thấp nhất!
Đáng nói hơn, trong TPP thì Việt Nam có hạng thấp nhất về bản chất của năng lực cạnh tranh. Theo cách phân loại của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trong TPP thì bảy nước Nhật, Singapore, Mỹ, Malaysia, Úc, Canada và New Zealand nằm trong nhóm phát triển dựa vào sáng tạo. Hai nước Chile và Mexico nằm trong nhóm phát triển dựa vào năng suất. Riêng Việt Nam và Peru nằm trong nhóm dưới đáy, được gọi là phát triển kinh tế dựa vào các yếu tố được thiên nhiên ban phát. Hay nói cách khác, so trên thế giới thì chúng ta được coi là nền kinh tế đào xúc và hái lượm!" (Theo Vietnamnet)



Nhìn gần
EAC - 12/2015

Cộng đồng kinh tế ASEAN (EAC) lại là sự kiện gần gũi nhất với Việt Nam, với thời hạn đã được ấn định là tháng 12-2015, tức còn đúng một năm nữa. Mười nước ASEAN sẽ trở thành một cộng đồng kinh tế tự do với quy mô 2.300 tỉ USD, với dân số 600 triệu người. Giữa cộng đồng này sẽ là dòng chảy hoàn toàn tự do về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có kỹ năng (trước mắt là tám ngành gồm bác sĩ, nha sĩ, y tá, kỹ sư, kiến trúc sư, kế toán, giám định và du lịch).
Còn trong EAC, đếm đầu quốc gia thì có vẻ như năng lực cạnh tranh của chúng ta không quá tệ: đứng dưới năm nước và đứng trên ba nước. Tuy nhiên, phải nhìn vào quy mô kinh tế thì mới thấy bức tranh thực. Nhóm có năng lực cạnh tranh cao hơn chúng ta chiếm 89% GDP của cả khối, trong khi chúng ta chỉ trên được một nhóm tương đương 3% GDP của cả khối.
Càng đi sâu vào so sánh các chi tiết, càng có nhiều điểm làm cho chúng ta phải giật mình. Việt Nam xếp hạng tệ nhất trong ASEAN về chi phí thuế (gồm chi phí tiền bạc và chi phí thời gian cho thuế). Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, thời gian doanh nghiệp phải tốn cho thuế ở Việt Nam cao gấp 10 lần ở Singapore và năm lần ở Campuchia.
Về trình độ marketing và trình độ quy trình tổ chức, chúng ta đứng hạng 114 và 116 trên thế giới, trong ASEAN, chúng ta xếp hạng thấp hơn cả Lào và Campuchia.
Về hàng loạt các chỉ tiêu quan trọng khác, Việt Nam cũng đứng thấp hơn cả Lào và Campuchia, chỉ đứng trên được một mình Myanmar. Đó là chỉ tiêu về khả năng thu hút nhân tài, khả năng giữ chân nhân tài, chỉ tiêu đầu tư đào tạo nhân viên, chỉ tiêu về niềm tin để trao quyền cho cấp dưới…

Còn về chỉ tiêu xếp hạng sức khỏe của hệ thống ngân hàng, Việt Nam thậm chí còn đứng thấp hơn cả Myanmar, đứng hạng chót trong khối ASEAN.
(theo Vietnamnet)
(http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/213881/nuoc-da-den-chan-doanh-nghiep-van-chua-san-sang.html)






Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Thêm Một Cơ Hội Mới Cho Việt Nam


Alan Phan

new spring

27 July 2014

Tôi quyết định quay về kinh doanh tại Mỹ cách đây 3 năm. Kinh tế Việt Nam đang bước vào một chu kỳ mới mà dân làm ăn chúng tôi gọi là “day of reckoning” (ngày phán xét?); nôm na là khi các bong bóng bắt đầu xì hơi, rác rưởi như nợ xấu, gánh nặng hành chánh, tham nhũng…không còn đủ chỗ để đem “dấu dưới thảm” được nữa. Ở các nền kinh tế thị trường khác, những biến cố tương tự cũng không hiếm (chúng là cá thể của tư bản tham lam)…nhưng những lực đẩy từ chánh phủ đến tư nhân chung sức điều chỉnh; và sau vài năm, phần lớn các cấu trúc, vận hành bắt đầu hồi phục.
Việt Nam hơi khác. Trong định hướng CNXH, chánh phủ cố gắng điều trị theo lối “bôi dầu cù là”, hy vọng một phép lạ nào đó sẽ “úm ba la” chữa lành mọi bệnh tật. Còn tư nhân thì quen lối làm giàu dựa trên quan hệ với quyền lực nên không nghĩ đến các giải pháp sáng tạo nào khác ngoài việc “lobby” để hưởng cứu trợ, khoanh hay giảm nợ. Với một nhận định như vậy, tôi và nhiều nhà đầu tư ngoại dài hạn khác write-off (xoá sổ) các khoản tiền đã mất ở Việt Nam và đi tìm chân trời mới. (Tuy nhiên, một cơn bạo bệnh kéo dài hơn 1 năm đã làm chậm lại kế hoạch này của tôi).
Trong khi vài nhà đầu tư vẫn đam mê tiềm năng của các quốc gia mới nổi, phiêu lưu vào Myanmar, Ấn Độ, châu Phi…tôi đánh cược vào nền kinh tế Mỹ qua sự năng động của công nghệ mới, hệ thống pháp trị và những lực chuyển trong hai thập kỷ tới trên toàn cầu (Xin xem loạt bài về Lực Chuyển trên web site Góc Nhìn Alan). Sau một năm vất vả để hoàn thiện các chi tiết của kế hoạch kinh doanh, tiếp cận đối tác và mentors (thầy đỡ đầu), lấy xong giấy phép…tôi hứng khởi bắt tay vào việc mới…ở tuổi 69. Tôi đem gia đình đi nghỉ hè 1 tháng để thu nạp thêm năng lượng.
Trong khi đó, như chúng tôi đã tiên đoán, suốt 5 năm qua, Việt Nam vẫn tiếp tục tổ chức hội thảo liên miên để bàn về nợ xấu, tái cấu trúc, cải cách cơ chế, hệ thống ngân hàng, phương thức bắt kịp các quốc gia láng giềng….Chúng tôi đều đoán trước kết quả: thành phần có quyền và có tiền có quá nhiều thứ để mất nếu thay đổi, sợ bứt dây động rừng, sợ cạnh tranh trên một sân chơi bằng phẳng… Thành phần bỏ quên bên lề thì vẫn tiêu thụ bia rượu, thuốc lá, số đề… với nhiều kỷ lục mới và vẫn cho là mình hạnh phúc nhất nhì thế giới.  Bánh xe kinh tế tiếp tục lăn theo nhịp độ của FDI, kiều hối và ODA. Do đó, điều kiện đòi hỏi dành cho các dự án FDI càng ngày càng dễ dãi để lưu giữ dòng tiền đang rò rỉ từ Trung Quốc. (Lý do chính là  vì giá sản xuất tại Trung Quốc cao vụt biến cùng những  tệ nạn về ăn cắp bàn quyền, khích động chánh trị Hán hoá của chánh phủ  và hệ thống phong bì).  Khoản tiền ODA càng vay nhiều càng tốt, lợi lộc càng nhiều…và việc trả nợ thì đã có thế hệ sau lo.
Ở tầm vĩ mô hơn, Việt Nam vẫn coi mình là đàn em ngoan ngoãn của Trung Quốc, có một đồng minh chiến lược với Nga, có những người bạn thân thiết như Bắc Triều Tiên, Cuba, Venezuela…An ninh nội địa vững vàng với gọng kềm kiểm soát và mọi chánh sách ngoại giao đều hướng về mục tiêu “làm vừa lòng mọi người”. Nếu đế quốc Mỹ có phàn nàn về nhân quyền thì ra vài câu tuyên bố lấy lệ, rồi quay lưng bảo nhau…thằng Mỹ nó giàu mạnh nhưng ngu lắm.
Trong bối cảnh đó, khó mà có thể hình dung Việt Nam biến thể thành một con chim cánh cụt…nói gì đến hoá rồng. Nếp sống người dân có thể tăng cao hơn đà tiến chung của nhân loại vì dân Việt thông minh và láu cá hơn; nhưng kinh tế Việt Nam sẽ vẫn đội sổ về hiệu năng và vị trí.
Tuy nhiên, lá số tử vi của nhà cầm quyền Hà Nội tốt thật. Định mệnh lại tình cờ cho họ thêm một cơ hội mới.
Trung Quốc đem giàn khoan vào lãnh hải Việt Nam, Putin Nga quay mặt ôm hôn Tập Cận Bình, và các bạn thân thiết như Bắc Triều Tiên, Cuba…hoàn toàn không quan tâm. Một tình thế mới tạo nên một thực tại mới khá phũ phàng, như khi người vợ khám phá ra là chồng đang ăn nằm với nhiều bà vợ khác, kể cả bạn thân của mình. Dĩ nhiên bà vợ vẫn mang nhiều hy vọng là ông chồng sẽ hồi tâm và quay lại với mình để nối lại cuộc đời “16 chữ vàng” như xưa.
Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên với các chánh trị gia chuyên nghiệp. Chơi đểu, lừa gạt, tham lam…là bài học hàng đầu từ Machiavelli, Tôn Tử… Chỉ có những ông già vừa ngu vừa điên…mới ngạc nhiên. Tuy vậy, một sự kiện làm tôi và vài chuyên gia “shocked” là sự can thiệp của Mỹ đã có hiệu lực đến thế nào với Trung Quốc! Vì quyền lợi của tư bản Mỹ trong thế cân bằng của địa chánh trị tại Biển Đông, Trung Quốc đã rút giàn khoan sớm hơn dự định, tránh một cuộc đối đầu bất lợi lúc này với liên minh Mỹ-Nhật-Úc. Dĩ nhiên, đây chỉ là một bước lùi để lấy đà tiến lên hai ba bước sau này…nhưng cũng là một chiến thắng nhỏ cho quyền lực Mỹ.
Quay lại thế cờ mới của Việt Nam. Cách đây vài năm, Myanmar phải thoát Trung bằng một động thái quyết liệt cần nhiều can đảm và vốn chính trị của các lãnh đạo. Theo một lời đồn, khi biết Myanmar muốn ngã về phương Tây, Trung Quốc đã bật đèn xanh để vài phần tử Miến Điện thân Trung Quốc thực hiện một cuộc đảo chánh. Âm mưu bất thành và định mệnh Myanmar bước vào một chu kỳ mới. Việt Nam may mắn hơn. Với sự tranh chấp công khai hoá toàn diện và với sự bầy tỏ ý muốn thoát Trung của đa số dân Việt, các phần tử thân Trung Quốc phải cẩn thận dè chừng trong mọi hành động.
Đây là cơ hội mới hiếm hoi cho những lãnh đạo Việt Nam muốn rẽ qua một con đường mới.
Nhiều người Việt “tư hào” là mình sẽ không cần theo ai hay thoát ai. Việt Nam có con đường riêng của mình. Tôi hiểu đó là con đường xuống bãi sình lầy chúng ta đã tới đích sau 70 năm cố gắng. Không dựa trên bất cứ một triết thuyết cao siêu nào về chính trị hay kinh tế, tôi có thể đoan chắc là trên mọi chiến trường hay thương trường, trừ khi bạn là một siêu cường, hay một lãnh đạo,  bạn “phải” chọn phe. Không có sức mạnh nội tại mà đòi “trung lập”, thì sớm hay muộn, bạn sẽ bị cả hai phe tiêu diệt (nhiều khi chỉ cho bỏ ghét).
Tôi thực sự không biết các lãnh đạo Việt Nam sẽ chọn lựa như thế nào. Sẽ ngã về một nền kinh tế tư bản thị trường pháp trị của phương Tây như 98% các quốc gia khác đang làm; hay sẽ theo lời khuyên của hoàng đế cách mạng Fidel Castro đứng hẳn về một trật tự mới do Trung Quốc và Nga đang thiết lập? Dù thế nào, nó sẽ không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt và công việc của tôi hay triệu người gốc Việt trên khắp thế giới.
Tôi chỉ biết rằng ân sủng của Ơn Trên đang cho Việt Nam một cơ hội mới. Như trong những video games, nút RESET đã được bấm. Quê hương và dân tộc đang chờ đợi.
Có thể chúng ta lại sẽ chẳng làm gì. Như suốt vài chục năm qua. Mọi người còn quá bận lo chuyện cá nhân và gia đình? Mong là định mệnh Việt Nam không hẩm hiu như vậy.
Alan Phan
PS: “ Không có quyết định nào khó khăn hơn, chịu nhiều thử thách hơn và khó đoán được thành quả hơn…là nắm cơ hội để đem đến một trật tự mới – There is nothing more difficult to take in hand, more perilous to conduct, or more uncertain in its success, than to take the lead in the introduction of a new order of things. – Niccolo Machiavelli)

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Điểm lại sự tồn vong của các đế quốc trên thế giới

Thanh Bình
Vietnamnet

Trong kỷ nguyên hiện đại của các quan hệ đối ngoại, rất khó tưởng tượng việc một chính quyền đơn lẻ kiểm soát hầu hết thế giới. Tuy nhiên, mãi cho tới gần đây, vào thế kỉ 20, trên thế giới vẫn còn những siêu cường mà lãnh thổ trải khắp một hoặc nhiều lục địa và con đường đi lên cũng như suy vong của chúng liên quan chặt chẽ đến ngày nay.

Đế quốc La Mã (năm 27 trước Công nguyên - năm 476 sau Công nguyên):
Người La Mã là lãnh đạo trong hầu hết các lĩnh vực: quân sự, chính quyền, ngôn ngữ và văn hoá. Tuy nhiên, trong suốt thế kỉ 4 sau Công nguyên, những cuộc chinh phạt lặp đi lặp lại của các nước bên ngoài đã gây mất ổn định Đế chế Tây La Mã. Ngược lại, Đế chế Đông La Mã tiếp tục giành được sự thịnh vượng và quyền lực từ các mạng lưới buôn bán của họ. Không thể cùng tồn tại, hai bên cuối cùng đã chia rẽ.

Đế quốc Khmer (802-1431):
Các lãnh đạo Khmer đã xây dựng sự phồn thịnh dựa trên việc khai thác triệt để các nguồn tài nguyên giàu có của Đông Nam Á. Trung tâm và cũng là thành phố thủ phủ của đế quốc đặt tại Angkor, nơi các hệ thống tưới tiêu nhân tạo đã dẫn nước tới các cánh đồng lúa và nông trại khắp lãnh thổ. Các nguyên nhân đằng sau sự sụp đổ của Angkor hiện vẫn chưa rõ nhưng có một sự thực là đế quốc đã sụp đổ khi trung tâm kỹ thuật của nó tan rã.

Đế quốc Byzantine (962-1461):
Còn được biết đến như Đế chế La Mã thần thánh, Đế quốc Byzantine thành công bởi vì các lãnh đạo của nó có thể kết hợp quyền lực chính trị của Đế quốc La Mã với sự thống trị tinh thần của Nhà thờ Thiên Chúa giáo La Mã. Chiến lược đó đã phát huy hiệu quả suốt gần 500 năm nhưng mâu thuẫn nội bộ đã gây tổn thất cho đế chế. Và cuối cùng, Đế quốc Byzantine sụp đổ khi người Ottoman xâm chiếm vào cuối thế kỉ 15.

Đế quốc Mông Cổ (1206 - 1368):
Người Mông Cổ, dưới sự dẫn dắt của hàng loạt các lãnh đạo quân sự hùng mạnh (kể cả nhân vật Thành Cát Tư Hãn gây nhiều tranh cãi), đã có thể dùng vũ lực mở rộng bờ cõi, thâu tóm một diện tích rộng lớn ở châu Á và gặt hái vô vàn lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, cũng giống như những quốc gia tồn tại trước đó, đế quốc đã trở thành nạn nhân của bất ổn và xung đột chính trị nội bộ. Tinh thần quả cảm trong chiến đấu không đủ để giữ cho đế quốc Mông Cổ tránh khỏi sự sụp đổ vào thế kỉ 14.

Đế quốc Ottoman (1299 - 1922):
Vì người Thổ Nhĩ Kỳ đã hợp nhất một loạt các tôn giáo và dân tộc vào đế quốc Ottoman của mình nên họ có thể giữ cho lãnh thổ gần như luôn ổn định suốt hơn 600 năm. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc là nguyên nhân dẫn tới sự suy vong của đế chế: khi các quốc gia chấu Âu bắt đầu tuyên bố độc lập vào thế kỉ 20 thì chính phủ nợ nần chồng chất và kém hiện đại hoá đã không thể kiểm soát được chúng nữa.

Đế quốc Inca (1438 - 1535):
Người Inca lớn mạnh nhờ một chính quyền có tổ chức và kỉ luật cùng các hệ thống nông nghiệp và kỹ thuật phức tạp. Tuy nhiên, cuộc chiến giành quyền lực khốc liệt trong tầng lớp ưu tú đã khiến những kẻ xâm lược Tây Ban Nha dễ dàng tiến công và nắm quyền kiểm soát đế quốc. Kỹ thuật tiên tiến của người Inca, kể cả một mạng lưới đường sá, đã khiến công việc của người Tây Ban Nha thậm chí dễ dàng hơn.

Đế quốc Mughal (1526 - 1858):
Đế quốc này đã đổi mới vào thời của nó. Các chính sách như khoan dung về tôn giáo và hôn nhân khác chủng tộc với tầng lớp chiến binh Hindu đã giúp duy trì sự ổn định trong một đế chế trải dài gần khắp tiểu lục địa Ấn Độ. Tuy nhiên, các cuộc nổi dậy sau này của người dân đã dẫn tới sự diệt vong của đế quốc.

Đế quốc Anh (1583 - 1997):
Các thuộc địa sinh lời cùng một quân đội áp đảo đã mang lại cho người Anh sức mạnh vô địch ở khu vực châu Mỹ. Thậm chí ngay cả sau khi mất các thuộc địa ở châu Mỹ, đế quốc thương mại đã mở rộng xa tới tận Ấn Độ và Trung Quốc. Mặc dầu vậy, sau Thế chiến thứ hai, những tổn thất to lớn về tài chính và thảm hoạ về quân sự cũng như thất bại trong nỗ lực xâm chiếm kênh đào Suez, đã báo hiệu sự diệt vong của đế quốc. "Mặt trời cuối cùng cuối cùng cũng lặn" ở Đế quốc Anh vào năm 1997 khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc.

Triều đại nhà Thanh (1644 - 1912):
Còn được biết tới như triều đại Mãn Châu, các vua chúa nhà Thanh đã áp đặt những luật lệ hà khắc nhằm buộc các tộc người Hoa khác phải quy phục. Triều đại này của họ được đánh dấu bằng sự tàn bạo và kiểm duyệt gắt gao. Tuy nhiên, vào đầu thế kỉ 20, không còn chính quyền trung ương đàn áp, các cuộc khởi nghĩa quy mô lớn của người dân vốn đã bắt đầu lan khắp cả nước. Chủ nghĩa bè phái của các tướng cuối cùng đã chia rẽ đế quốc.

Đế quốc Nga (1721 - 1917):
Peter Đại đế đã giúp Nga trở thành một trong 5 thế lực vĩ đại của châu Âu thông qua việc thúc đẩy các thần dân hiện đại hoá và mở rộng tầm với toàn cầu. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự ngày càng thu hẹp của đế quốc cùng với thất bại trong cuộc chiến Nga - Nhật, đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người Mác xít thắng thế và tiến vào một kỷ nguyên mới của đảng Cộng sản lãnh đạo.

Đế quốc của Napoleon (1804 - 1814):
Sự lãnh đạo quân đội đầy tài năng và tham vọng của Napoleon đã giúp người Pháp chinh phục được một dải đất rộng lớn ở châu Âu và chiếm đóng đa số phần còn lại. Tuy nhiên, sự ngạo mạn của Napoleon cuối cùng đã phản lại ông: những tổn thất trên bán đảo Iberia, cuộc chinh phạt thảm khốc vào nước Nga và thất bại lừng danh trong trận chiến Waterloo đã dẫn ông tới việc phải thoái vị, để đế quốc tan rã.

Mỹ (1776 - ?):
Mặc dù Mỹ không thực sự là một đế quốc nhưng nước này vẫn tự hào là nắm giữ một vị thế thống trị thế giới thông qua những ý tưởng, sức mạnh quân sự, thương mại, công nghiệp, giáo dục và công nghệ. Tuy nhiên, khi Trung Quốc và Ấn Độ đang trên đà tiến lên thì Mỹ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng và địa vị đứng đầu của nước này trên trường quốc tế đang lung lay. Nỗi e sợ về việc Mỹ đánh mất quyền lực đã trở thành một chủ đề chính trong văn học và chính trị trong vài thập kỉ qua.

(Theo Newsweek)
Vietnamnet

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Khủng Hoảng tại Ukraine

Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 140226


Việt Nam ơi! Dân trí của họ cao, và dù nghèo cũng không hèn!   
000_Par7797118-305.jpg
* Biểu tình tại thủ đô Kiev, Ukraina hôm 19/02/2014. AFP* 
Ngoài các nguyên nhân thuộc về địa dư chiến lược của một quốc gia nằm giữa hai khu vực Đông-Tây của Âu Châu, yếu tố kinh tế có góp phần dẫn tới cuộc khủng hoảng tại Ukraine và còn giải thích nhiều khó khăn sắp tới của người dân sau ba tháng đầy biến động vừa qua. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về hồ sơ kinh tế đó với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa qua cuộc trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.

 

Một hồ sơ phức tạp

 

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Sau đúng ba tháng biến động khiến gần 90 người bị thiệt mạng trong các cuộc biểu tình đổ máu, Ukraine đã vừa qua khúc quanh khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị truất phế và truy nã trong khi Quốc hội xứ này cố xây dựng hệ thống lãnh đạo mới cho tương lai. Hôm Thứ Hai 24, các giới chức vừa được trao nhiệm vụ lâm thời cho giai đoạn chuyển tiếp lập tức nói đến nhu cầu 35 tỷ Mỹ kim để tránh cho xứ sở một vụ khủng hoảng kinh tế nữa. Thưa ông, 35 tỷ đô la là tương đương với 20% Tổng sản lượng của Ukraine, tức là một con số không nhỏ. Vì sao lại có chuyện đó, và yếu tố kinh tế có là một phần của lý do khủng hoảng tại Ukraine hay chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta mở ra một hồ sơ thuộc loại phức tạp nhất thế giới, và ngoài các bài toán nan giải thuộc về địa dư, lịch sử và chính trị, thì kinh tế có góp phần quyết định về sự thịnh suy của Ukraine sau cuộc cách mạng vừa qua.
Vũ Hoàng: Trước hết, xin ông trình bày cho khán thính giả về bối cảnh của hồ sơ Ukraine.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ukraine có số phận hẩm hiu từ tên nước, nguyên ngữ là "biên vực", vì lãnh thổ là biên địa của các Đế quốc lớn ở chung quanh, với người dân đang xây dựng ý thức dân tộc thì bị giằng xé giữa hai sức hút ở hai ngả Đông và Tây.
Qua năm 2010, tình hình đã khá hơn, với đà tăng trưởng là hơn 4%, thì khủng hoảng chính trị lại xuất hiện và Ukraine không thể cải cách cơ chế kinh tế nên bị nguy cơ vỡ nợ cuối năm ngoái. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Có diện tích gấp hai Việt Nam với dân số chỉ bằng phân nửa và lợi tức cao gấp đôi, Ukraine thật ra là quốc gia giàu tài nguyên và có trình độ dân trí cao. Khi bị Liên Xô thôn tính sau Thế chiến I, xứ này trở thành Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina của Liên bang Xô viết và đã hứng chịu mọi tai họa bi thảm trong gần 30 năm, như bị Stalin bỏ đói rồi bị Hitler tàn sát. Từ sau Thế chiến II, Ukraine mới là nước Cộng hoà giàu thứ nhì của Liên Xô, với nông nghiệp và công nghiệp thuộc hàng tiên tiến, theo tiêu chuẩn cộng sản. Hai lãnh tụ Liên Xô là Nikita Kruschev và Leonid Brezhnev đều xuất thân hay tốt nghiệp từ Ukraine. Tuy nhiên, 70 năm dưới chế độ cộng sản cũng di hại về tư tưởng và môi sinh cho một vùng đất trù phú. Đến nay nét tiêu cực đó vẫn còn, nhất là ở khu vực tiếp giáp với nước Nga, tại miền Đông.
- Khi Liên Xô bắt đầu tan rã thì dân Ukraine tuyên bố độc lập, vào Tháng Tám năm 1991. Sau đó kinh tế bị khủng hoảng mất 10 năm để ra khỏi chế độ tập trung quản lý, mức sống sụt phân nửa và dân số sút giảm vì môi sinh bị hủy hoại. Mãi đến năm 2000 thì kinh tế Ukraine mới ổn định và tăng trưởng khả quan là 7% một năm. Nhưng chỉ được tám năm là bị hiệu ứng khủng hoảng toàn cầu năm 2008 nên lại suy sụp mất hơn 15% với thất nghiệp tăng vọt hơn 9%.
- Qua năm 2010, tình hình đã khá hơn, với đà tăng trưởng là hơn 4%, thì khủng hoảng chính trị lại xuất hiện và Ukraine không thể cải cách cơ chế kinh tế nên bị nguy cơ vỡ nợ cuối năm ngoái. Chính là nguy cơ ấy mới dẫn tới biến động từ ngày 21 Tháng 11 vừa qua cho đến tuần này.
Vũ Hoàng: Nếu có thể tóm lược thì hai chục năm qua Ukraine chỉ có bảy năm tốt đẹp. Nhưng thưa ông vì sao lại có chuyện Ukraine không thể cải cách cơ chế kinh tế nên bị nguy cơ vỡ nợ?
000_Par7800656.jpg
Phe biểu tình chống chính phủ trên một chiếc xe quân đội ở Kiev, Ukraine hôm 22/02/2014.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng đấy mới là bài học kinh tế đáng chú ý nhất khi ta nói về trường hợp của Ukraine.
- Sau khi giành lại độc lập, Ukraine có cải cách về hình thức trên nền tảng vẫn xã hội chủ nghĩa. Việc tư nhân hóa hệ thống doanh nghiệp nhà nước chỉ là xẻ thịt các cơ sở quốc doanh và tạo cơ hội làm giàu cho một số tài phiệt tham nhũng. Họ cấu kết với hệ thống chính trị để bảo vệ đặc lợi và duy trì sự lệ thuộc vào kinh tế Nga vì đã từng hội nhập vào kinh tế Xô viết. Đấy là hiện tượng chung của các nước chuyển hướng theo kinh tế thị trường mà không cải tổ chính trị cho dân chủ, Trung Quốc hay Việt Nam cũng có tệ nạn đó.
- Vì nạn gian lận trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2004 mà cuộc Cách mạng màu Da Cam bùng nổ. Nhờ đó, Ukraine có một Hiến pháp và chính quyền tương đối dân chủ hơn mà chưa cải thiện kinh tế và diệt trừ nạn tham nhũng nên có gây bất mãn cho dân chúng. Trong bối cảnh chính trị bất lợi đó, có hai biến cố xảy ra. Thứ nhất là hậu quả của Tổng suy trầm năm 2008 và thứ hai là vì cuộc Cách mạng Da Cam và xu hướng thân Âu Châu của chính quyền mới mà đầu năm 2009, Nga gây sức ép về giá khí đốt do Nga bán cho Ukraine và qua lãnh thổ Ukraine cho các nước Âu Châu. Bên trong, hai lãnh tụ Cách mạng Da Cam lên làm Tổng thống là ông Viktor Yuschenko và Thủ tướng là bà Yulia Timoshenko lại bất hòa và không chấn chỉnh nổi hệ thống quản lý vĩ mô nên khủng hoảng kinh tế lên tới cao điểm năm 2009 rồi mới giảm.
Vũ Hoàng: Như ông vừa trình bày thì qua năm 2010, Ukraine còn bị một vụ khủng hoảng chính trị với hậu quả là những khó khăn kinh tế kéo dài cho đến năm ngoái. Câu chuyện rắc rối này là như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Vì sự phân hoá giữa Tổng thống Yuschenko và Thủ tướng Timoshenko mà ông Viktor Yanukovich, nhân vật thân Nga đã thất cử năm 2004, lại thắng và lên làm Tổng thống từ cuộc bầu cử năm 2010. Khi lên cầm quyền sau một cuộc bầu cử tương đối trong sạch, ông Yanukovich lại có ý thâu tóm quyền lực, sửa lại Hiến pháp 2004, mà không nhân đà phục hồi kinh tế để cải tổ cơ chế vì ỷ vào hậu thuẫn của các tài phiệt và vây cánh được ban phát quyền lợi. Khủng hoảng chính trị xuất phát từ đó và triệt tiêu luôn thành quả kinh tế của hai năm 2010 và 2011. Qua năm 2013 thì kinh tế lại lụn bại. Đấy là bối cảnh của ba tháng biến động vừa qua.
- Khi đó, ta nhớ là mỗi khi Ukraine gặp khó khăn kinh tế, như trong các năm 1998, 2008, 2010 hay 2013, thì Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đều có dự án yểm trợ tài chính để giải quyết yêu cầu về chi thu, với điều kiện là phải cải cách cơ chế kinh tế. Mà ngần ấy dự án viện trợ đều bị gián đoạn vì các chính quyền nối tiếp tại Ukraine đều không tuân thủ điều kiện của IMF.
- Với lãnh đạo Ukraine thì IMF đòi họ làm một cuộc giải phẫu đau đớn mà không có thuốc mê, trong khi Liên bang Nga lại viện trợ cho họ như người cung cấp nha phiến. Sự chọn lựa sau cùng thuộc về người dân Ukraine.

 

Thuốc bổ và thuốc độc

Vũ Hoàng: Ông vừa nêu một nhận xét thấm thía. Thế thì bên dưới những thống kê và tính toán của tầng lớp lãnh đạo, quần chúng Ukraine nghĩ sao về thuốc bổ và thuốc độc, và họ muốn gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin nêu vài chi tiết sau đây để chúng ta suy luận về ý dân.
Người ta cần ổn định thị trường và trấn an dân chúng trong khi lãnh đạo Ukraine phải làm một cuộc cách mạng thật về chính trị để có một chế độ dân chủ và lành mạnh hơn. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Ta biết Ukraine là biên địa Đông-Tây của Âu Châu. Phía Tây từng là lãnh thổ của các Đế quốc Ba Lan hay Hung Áo và người dân tự nghĩ mình thuộc về Âu Châu, trong khi các tỉnh phía Đông, và phía Nam nếu kể cả Odessa và bán đảo Crimea được ông Krushchev trả cho Ukraine từ năm 1954, thì thiên về nước Nga, đa số người dân nơi đây nói tiếng Nga. Sự giằng xé ấy đã có từ cả trăm năm và các tỉnh phía Tây, nhất là Lviv ở sát Ba Lan, là cái nôi của chủ nghĩa dân tộc Ukraine, theo tinh thần đề cao ngôn ngữ và nghệ thuật Ukraine, và biệt lập với nước Nga. Khi Liên Xô tan rã năm 1991 thì cuộc vận động cho độc lập của Ukraine xuất phát tại đây.
- Nhưng từ khi trở thành nước Cộng hoà Xô viết năm 1922, miền Đông của Ukraine mới là nơi giàu có vì tập trung hệ thống công nghiệp Xô viết. Cho đến ngày nay, tình trạng đó vẫn còn, với kết quả là lợi tức bình quân của người dân ở tỉnh công nghiệp hóa nhất miền Đông lại cao gấp đôi lợi tức người dân ở Lviv là tỉnh kỹ nghệ nhất miền Tây. Cũng vậy, đa số đại doanh nghiệp có tầm cỡ của Ukraine đều ở tại miền Đông, trong khi các doanh nghiệp loại trung bình và nhỏ thì phá sản dần từ mấy năm qua và tầng lớp gọi là "trung lưu" bị thiệt hại nhất là ở miền Tây.
- Nói vắn tắt thì dân miền Tây lại nghèo hơn dân miền Đông. Nhưng họ nghèo mà không hèn vì từ 20 năm nay vẫn đấu tranh để ra khỏi quỹ đạo của Nga, trở thành một quốc gia độc lập trong hệ thống chính trị dân chủ của Âu Châu. Trong khi ấy, ta không quên rằng cơ quan IMF, hay các nước Tây phương, lại đặt ra những điều kiện cải cách khắt khe về kinh tế lẫn chính trị như đòi giải phẫu mà chẳng có thuốc mê.
- Ngược lại, cần nói thêm cho công bằng, là dân miền Đông nói chung cũng chẳng muốn xé đôi xứ sở để thành một tỉnh của Nga. Đám tài phiệt và các đại gia ở trên cùng, tại thủ đô Kiev và các tỉnh miền Đông, có thể muốn trục lợi cho mình nhờ làm ăn với tài phiệt Nga chứ họ chẳng thể chủ trương sát nhập vào Liên bang Nga vì sẽ lập tức bị phản đối.
Vũ Hoàng: Khi ấy ta mới trở lại biến động ngày nay vì nó khởi đi từ một quyết định của ông Yanukovich vừa bị truất phế. Phải chăng biến động bùng nổ cũng vì sự chọn lựa Đông Tây đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi lại xin nhắc về bối cảnh quốc tế của vụ này dù là nó khá rắc rối.
- Là một nạn nhân chết kẹt giữa Nga và Đức, Ba Lan rất thông cảm với hoàn cảnh Ukraine nên từ năm 2009 đã đề nghị Liên hiệp Âu châu mở ra kế hoạch gọi là "Kết ước Miền Đông" để lôi kéo các nước Đông Âu và Trung Âu về phía Âu Châu, trong đó dĩ nhiên là có Ukraine. Các nước Âu Châu tiến hành kế hoạch đó và thương thảo Hiệp định Hợp tác Ngoại thương với Ukraine. Năm ngoái, Quốc hội Ukraine cũng bỏ phiếu ủng hộ việc thương thuyết này. 
000_Par7798255.jpg
Đụng độ giữa đoàn biểu tình với cảnh sát tại thủ đô Kiev của Ukraina 
hôm 20/02/2014, khiến ít nhất 25 người thiệt mạng.
- Phía bên kia, Tổng thống Vladimir Putin của Nga thì có kế hoạch khác. Là thiết lập Liên minh Quan thuế Âu Á làm lực đối trọng với Liên hiệp Âu châu. Do Nga lãnh đạo, Liên minh này gồm các nước Đông Âu trong quỹ đạo Xô viết cũ qua tới Trung Á và Viễn Đông, kể cả Trung Quốc và Việt Nam, với tiêu chí hình thành là vào năm 2015. Trong một chương trình hồi Tháng Chín năm 2012, chúng ta đã đề cập tới chuyện này.
- Cơ sự bùng nổ hồi Tháng 11 năm ngoái, khi Tổng thống Viktor Yanukovich đơn phương từ chối ký kết Hiệp định Ngoại thương đã bàn thảo và chuẩn bị ký kết vào ngày 21 tháng đó tại Vilnius. Vào lúc cùng quẫn đó, Liên bang Nga lại hứa viện trợ cho Ukraine 15 tỷ đô la. Vì vậy, sinh viên đã trước tiên biểu tình phản đối rồi các lãnh tụ đối lập đều tham gia với sự ủng hộ của các nước Âu Châu và cả Hoa Kỳ.
- Nhưng từ thủ đô Kiev cuộc biểu tình đã lan rộng qua năm sáu tỉnh khác vì người dân không chỉ phản đối sự chọn lựa của Yanukovich mà còn bất mãn về nạn tham ô, chuyên quyền và về tình hình kinh tế. Khi Chính quyền Yanukovich ra lệnh đàn áp và có máu đổ trong tiếng súng nổ thì biểu tình bạo động đã biến thành cách mạng. Quốc hội Ukraine nhân danh Hiến pháp 2004 và còn đi xa hơn bản Hiếp pháp để truất phế và truy nã Tổng thống, với lá phiếu ủng hộ của đảng cầm quyền của chính ông Yanukovich.
Vũ Hoàng: Thưa ông, kết quả là chính quyền lâm thời đang đối diện với nguy cơ khủng hoảng kinh tế và cần 35 tỷ đô la để giải quyết những yêu cầu tài chính cấp bách nhất vì dự trữ ngoại tệ của Ukraine bị hao hụt và xứ này có thể vỡ nợ. Rồi đây thì tình hình sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng các nước trong cuộc, từ Liên bang Nga đến Âu châu đều muốn tránh một cuộc khủng hoảng, nội chiến và xung đột ngay giữa Âu Châu. Âu Châu cũng khôn ra mà không đòi Ukraine phải làm một cuộc giải phẫu, dù là có thuốc mê cho đỡ đau. Người ta cần ổn định thị trường và trấn an dân chúng trong khi lãnh đạo Ukraine phải làm một cuộc cách mạng thật về chính trị để có một chế độ dân chủ và lành mạnh hơn.
- Không mấy ai lạc quan về tình hình Ukraine trong những ngày tháng tới, riêng tôi thì có khi lại nói ngược. Tôi chú ý đến một hiện tượng không có trong các biến động từ 1991 đến nay, đó là sự hình thành của xã hội dân sự. Khi chính quyền nhiều nơi tan rã, không còn công an hay cảnh sát và cả lãnh đạo địa phương, người dân tự động đứng ra lo việc cứu thương, chữa cháy, bảo vệ trật tự, tính mạng và tài sản của cả khu phố. Khi nói đến viện trợ và cải cách kinh tế, có lẽ ta nên chú ý đến việc xây dựng xã hội dân sự từ dưới lên. Chính quyền tương lai của Ukraine sẽ từ đấy mà ra.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Cải cách TCB?

TRÍCH ĐOẠN BÀI NÓI MẠNH CỦA TẬP CẬN BÌNH TẠI HỘI NGHỊ PHÁT TRIỂN CẢI CÁCH MỚI ĐÂY
(Đang được lưu truyền trên mạng, độ tin cậy khá cao)

http://boxun.com/news/gb/china/2014/01/201401170156.shtml#.Utj53_t021s

Chúng ta không phải là không cải cách, mà là phải cải cách thực sự, thực sự làm cho quần chúng hài lòng, để có thể giải phóng và nâng cao thêm một bước cuộc cải cách sức sản xuất. Còn cái gọi là cải cách trong những năm gần đây thì sao? Lại đã trói buộc sức sản xuất, mô hình phát triển kinh tế dị dạng, nguy cơ môi trường chồng chất, đã ở vào bước đường cùng.
Chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Đây không phải là vấn đề về năng lực lao động, mà là do chế độ không công bằng về cơ hội và quyền lợi, phân phối tạo nên. Chúng ta luôn nói phải trao quyền cho xã hội, phải giải phóng sức sản xuất, thực hiện sự phát triển bền vững và ổn định xã hội dài lâu, song làm đâu có nổi, bởi bàn tay đen của một vài nhóm lợi ích trong Đảng đã xòe ra quá rộng. Miếng thịt mà hổ đã ngoạm vào mồm rồi có chịu nhả ra không? Chỉ còn cách phải đả hổ thôi.
Nếu chỉ dựa vào công cụ chuyên chính để đàn áp, không cho quần chúng nhân dân phát ngôn, thì chẳng phải là đã làm cho Đảng chúng ta với quần chúng nhân dân trở thành đối lập sao? Cho nên, gần đây chúng ta mới nêu phải cùng nhau làm giàu, vậy cùng nhau làm giàu sao đây? Trước tiên cần thực hiện bình đẳng cơ hội, công chính tư pháp, công bằng xã hội. Mà tất cả những điều này đều phải cần đến các chính sách cải cách và bảo đảm pháp chế tương quan.
Chúng ta nói đến Giấc mộng Trung Quốc, đầu tiên phải để cho dân chúng cả nước đều được sống tôn nghiêm, song sự phân cực trong xã hội hiện nay ngày càng nghiêm trọng, những người vô quyền vô thế dưới đáy sao có thể sống tôn nghiêm nổi? Cứ để như thế này, xã hội sẽ biến chất, và nhất định sẽ nảy sinh vấn đề lớn, sẽ đại loạn. Những điều ấy tới vào lúc nào, đâu có thể xoay chuyển được bởi ý chí của một số người nào đó.
Hiện nay, một vài nhóm lợi ích và bộ phận quyền lực trong Đảng đang ngăn trở việc soạn thảo, cho ra mắt và thực hiện các chính sách cải cách và qui định pháp luật. Hiện đã hình thành một bộ phận người đầu tư xong rồi dùng mánh khóe mà giàu lên, nhưng lại vẫn muốn cản trở không cho nhiều người khác làm giàu theo. Bằng quyền lực trong tay và nguồn tài nguyên chung, họ đã tước đoạt không gian phát triển của nhiều người khác.
Không có cái kiểu quan chức và quyền lực lại thao túng quyền nói năng cải cách, cải cách là do Trung ương Đảng chúng ta lãnh đạo, là sự nghiệp phát triển xã hội có nhân dân cả nước tham dự. Cải cách thế nào cũng phải để cho dân chúng phát biểu ý kiến, thậm chí cần để cho quần chúng nhân dân cả nước định đoạt!
Xem ra, muốn cải cách thì cần phải cải cách trước hết những "nhà cải cách" này! Phải thay đổi não trạng họ trước, nếu không được, thì thay luôn vị trí của họ!
Hiện có một số người đã coi ngọn cờ cải cách là miếng da hổ, không để cho quần chúng nhân dân được nói và bình luận. Tôi thấy có người đã giương ngọn cờ cải cách để chống lại cải cách.
Tuyệt đại bộ phận những người thuộc tả phái, hữu phái đều là những công dân yêu nước thực lòng. Họ cao thượng hơn, vĩ đại hơn loại nhân dân giương ngọn cờ cải cách để tham nhũng tước đoạt, giương ngọn cờ của Đảng và chính phủ để uy hiếp dân lành, những quần chúng nhân dân này mới là chủ thể và nguồn năng lượng dương để thúc đẩy phát triển xã hội.
Chẳng lẽ chúng ta lại giấu bệnh không chữa sao? Cần chi viện quần chúng nhân dân giúp cho một vài quan liêu đen trong Đảng soi mình vào gương, tắm táp cho sạch. Đảng kỉ quốc pháp của chúng ta cũng đang chuẩn bị động dao để trị bệnh cho họ. Những người suốt ngày chụp mũ, quất gậy vào quần chúng nhân dân hãy tự mình soi vào gương trước đi, để xem mình có phải là con yêu quái dài đuôi không.
Giải phóng quân và bộ đội vũ trang là hậu thuẫn vững chắc của chúng ta. Nếu một vài người còn lóa mắt vì lợi, tham lam vô đáy, không biết hối cải, thì theo tôi, dưới ngọn cờ của tư tưởng Mao Trạch Đông, quần chúng nhân dân phải hỏi tội họ, phải vận động họ. Về điểm này, tôi hoàn toàn đứng về phía quần chúng nhân dân.
Có những người bảo tôi nêu ra hai cái 30 năm đã đều không phủ định, là làm hai cái "phàm là", song sự thực thì sao, một số nhóm lợi ích trong Đảng đã trói buộc cải cách, đã biến cải cách thành chiêu bài của gia đình họ. Không để cho người khác nói, không để cho quần chúng nhân dân bình luận, vì thế theo tôi, cái gọi những "phái cải cách" này mới thực sự là làm cái "phàm là" mới.
Hiện giờ thì sao, một vài bộ phận quyền lực nào đó đã trở thành đại lão hổ khoác lên mình miếng da hổ cải cách, lại còn không cho ai sờ được vào mông mình. Vậy nên, chúng ta phải trợ giúp quần chúng nhân dân vạch miếng da hổ ấy ra, để xem những người này rút cuộc đang làm "cải cách" gì, là lừa hay ngựa, phải kéo toạc ra.
Quần chúng nhân dân nghi ngờ cải cách là liền chụp mũ, quất gậy vào người ta, nói người ta là muốn làm Đại cách mạng văn hóa, nói người ta là phản cách mạng, là thế lực thù địch. Dân chúng ngày càng bất mãn với cải cách chính là vì một con ruồi đã làm hỏng cả nồi canh, đã làm hỏng cả con đường cải cách. Những người này mưu đồ dùng vải thưa che mắt thánh, song trong lòng dân chúng cũng đều đã có một đòn cân, một chiếc gương soi.
Không phải Trung ương Đảng chúng ta không nhận thức ra vấn đề, không phải chúng ta không có phương án tốt, mà là không có cách gì thực hiện nổi, thực hiện không được, không sờ được vào mông hổ của một số người, một bộ phận quyền lực.

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Câu chuyện của niềm tin

Câu chuyện của niềm tin (6/02/2013)
Giáp Văn Dương
1. Như bao bạn trẻ khác, tôi rời quê khi học hết phổ thông. Rồi cũng như bao người khác, tôi ra nước ngoài học tiếp khi xong đại học.

Gần mười hai năm học tập và làm việc ở nước ngoài, tôi có bạn bè mới, thầy cô mới, đồng nghiệp mới. Trong công việc không có định kiến, không có phân biệt. Tất cả diễn ra trong một sự trung thực và cởi mở hồn nhiên. Hồn nhiên đến mức ngạc nhiên.

Tôi chìm đắm trong bầu không khí dân chủ, bình đẳng và tinh thần tự do học thuật. Tôi thấy mình được tôn trọng, và ý thức được mình có quyền được người khác tôn trọng.

Tôi phải làm đủ thứ giấy tờ nhưng không bao giờ thấy những con dấu đỏ. Chỉ cần một chữ ký cá nhân là đủ, một cuộc điện thoại, một lá email là xong. Không ai hạch sách, không ai đòi kiểm tra, không ai đòi công chứng bản gốc.

Tôi lên tàu điện: không có người soát vé. Họ tôn trọng chúng tôi, và tin chúng tôi. Thỉnh thoảng họ có đi kiểm tra định kỳ thì cũng rất lịch sự, không gây cho mình cảm giác khó chịu.

Tôi ra siêu thị: không ai bắt tôi phải gửi đồ trước khi vào mua hàng. Không ai kiểm tra chúng tôi khi ra. Họ tôn trọng chúng tôi, và tin chúng tôi.

Tôi và một người bạn đi mua bảo hiểm xe. Điều khoản cho biết, nếu mất xe thì sẽ được đền xe mới. Bạn tôi hỏi: nếu chúng tôi bán xe rồi báo mất thì sao? Nhân viên bảo hiểm ngạc nhiên mất một lúc lâu mới nghĩ ra được câu trả lời: tôi tin các anh không làm thế.

Lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự tin tưởng mang tính hệ thống. Một sự tin tưởng cá nhân mạnh mẽ lan tỏa trong toàn xã hội. Chữ Tín được xác lập mà không cần sự có mặt của các loại công chứng bản gốc, chứng thực, xác nhận... 

Tôi vỡ ra: À, ra thế. Họ giàu mạnh vì họ tin ở con người.

2. Mười hai năm sau tôi trở về. Nhiều cái như xưa. Nhiều cái hơn xưa. Nhưng cũng nhiều cái tệ hơn xưa.

Tôi làm thủ tục nhận đồ mình gửi cho mình. Tên tôi đây. Địa chỉ tôi đây. Hộ chiếu của tôi đây. Vậy sao mà rắc rối đến vậy? Sao phải xác nhận? Sao phải chứng minh? Sao phải công chứng bản gốc?

Tôi có làm gì đâu, chỉ là nhận đồ mình gửi cho mình thôi mà sao phức tạp như vậy. Lẽ ra tôi chỉ chờ ở nhà, đúng hẹn công ty vận chuyển sẽ mang đồ đến. Tôi chỉ cần ký xác nhận là xong.

Tôi được giải thích ở Việt Nam mọi thứ cần phải đúng quy trình chứ không đơn giản như vậy.
Tôi ngẫm ra: Càng nhiều dấu đỏ, càng ít niềm tin.

3. Tôi đưa gia đình đi siêu thị Big C Long Biên. Niềm vui khi thấy một siêu thị bề thế, nhộn nhịp vừa mới nhen lên thì gặp ngay một chuyện ngỡ ngàng: Tất cả những ai muốn vào siêu thị đều phải gửi đồ bên ngoài. Con gái tôi có một túi khoác nhỏ để đựng mấy thứ lặt vặt cũng phải niêm phong rồi mới được mang theo.

Vì sao vậy? Chúng tôi hỏi thì chỉ nhận được câu trả lời: Đây là quy định!

Quy định gì? Quy định không được tin nhau.

Câu chuyện có lẽ sẽ chỉ là một phiền toái buồn, nếu không có chuyện sau khi thanh toán, tất cả khách hàng lại bị kiểm tra một lần nữa, và hóa đơn phải được đóng dấu đỏ “đã thanh toán” thì mới được nhân viên an ninh cho ra ngoài.

Chúng tôi tự hỏi: chuyện quái quỉ gì đang xảy ra vậy? Quầy thanh toán có hai nhân viên kiểm tra và tính tiền. Từ quầy thanh toán ra đến cửa ra này chỉ chừng 2 mét, lại không có hàng hóa gì bày bán trên đoạn đường 2 mét đó. Vậy cớ sao phải kiểm tra lại? Cớ sao phải đóng dấu vào hóa đơn thì mới được ra?

Vợ tôi phản ứng dữ dội: Nếu kiểm tra mà không tìm thấy sai sót nào thì các anh có xin lỗi chúng tôi không? Nhưng chúng tôi chỉ nhận được một câu trả lời lạnh lùng: Đây là quy định.

Tôi nhìn những người xếp hàng chờ kiểm tra và đóng dấu hóa đơn. Tất cả đều kiên nhẫn và ngoan ngoãn. Họ có thể làm gì trên đoạn đường dài 2 mét đó để phải chịu cảnh khám xét?

Tôi lặng lẽ quan sát. Rất nhiều người lớn tuổi. Lịch sử như phảng phất qua bộ quân phục cũ. Một vài nụ cười cầu hòa dù chủ nhân không làm gì sai. Một vài ánh mắt lấm lét không có lý do. Nhiều gương mặt cam chịu và chờ đợi cảnh được khám xét.

Tôi cố gắng tìm lý do để biện minh cho việc làm kỳ quái đó, nhưng không thể.

Tôi rút ra kết luận: Nhiều người Việt không tin người Việt. Nhiều người Việt không hiểu rằng mình có quyền phải được người khác tôn trọng.

4. Chúng tôi ra về, nhưng vẫn ám ảnh câu hỏi: Vì sao người Việt không tin nhau? Phải chăng chúng ta đã quen sống trong một sự cảnh giác thường trực đến độ thành phản xạ có điều kiện?

Tôi bất giác nhớ đến mớ giấy tờ đỏ choét những con dấu công chứng sao y bản gốc. Tôi tự hỏi: Tôi và triệu người quanh tôi đã mất bao nhiêu thời gian cho những thứ này?

Tôi thở dài: càng nhiều dấu đỏ, càng ít niềm tin.

Tôi tự hỏi: Phải chăng đang có một cuộc “khủng hoảng niềm tin”?

Và khi nào thì người ta không tin nhau?

Rõ ràng là khi có sự dối trá. Người ta không tin nhau khi cần phòng tránh sự dối trá.

Vậy là đang có một sự dối trá phổ biến, đến mức một đoạn đường 2 mét và được kiểm soát chặt chẽ cũng trở nên đáng ngờ.

Và chúng ta đã mất biết bao nhiêu thời gian và nguồn lực để cảnh giác, phòng tránh, đương đầu với sự dối trá này?

Không ai thống kê định lượng, nhưng chắc hẳn là rất nhiều. Nhiều đến mức có thể làm cho đất nước ta kiệt quệ. Kiệt quệ vì luôn phải cảnh giác, đề phòng.

5. Việt Nam đang rất cần một sự quy tụ nguồn lực để phát triển. Nhưng quy tụ làm sao khi cả xã hội sống trong tâm trạng cảnh giác thường trực, lúc nào cũng nơm nớp đề phòng? Quy tụ làm sao khi sự giả dối đã trờ thành một lối sống của xã hội? Quy tụ làm sao khi niềm tin giữa người với người đã trở nên cạn kiệt?

Việt Nam đang rất cần hội nhập, rất cần làm bạn với thế giới bên ngoài. Nhưng hội nhập làm sao khi luôn nhìn thế giới bên ngoài với con mắt thù địch nghi ngờ? Làm bạn làm sao khi không có lòng tin vào đối tác của mình?

Đất nước đã thống nhất nhưng lòng người chưa thống nhất. Di sản của mấy mươi năm chiến tranh quá đỗi nặng nề. Trong này kinh tế khó khăn. Ngoài kia Biển Đông nổi sóng. Một cuộc hòa giải, để sau đó thực sự có một sự hòa hợp Nam Bắc, trong ngoài là cần thiết hơn bao giờ hết. Muốn vậy cần xóa bỏ mọi nghi kỵ lẫn nhau giữa mọi tầng lớp xã hội.
***
Nhiều học giả đã gọi niềm tin là một thành phần quan trọng của vốn xã hội. Khi niềm tin cạn thì vốn xã hội cũng cạn theo. Mà cạn vốn thì làm sao phát triển?
 
 Hy vọng những đốm lửa nhỏ, cần mẫn (13/01/2014)
TS Giáp Văn Dương
Cả một thành phố bảy, tám triệu dân, hơn cả một nước người ta, vậy mà nhàm chán một cách không thể tưởng tượng được. Cuộc sống trở nên tầm thường và vụn vặt không thể tả.
Cạn kiệt niềm tin

Cũng khoảng giờ này năm ngoái, khi mới chân ướt chân ráo trở về, sau khi có trải nghiệm thực tế, tôi có viết một bài báo nhỏ có tiêu đề: Câu chuyện của niềm tin.

Đại thể, tôi kể lại những va chạm thực tế để thấy rằng, mất niềm tin đang là cái đáng lo ngại nhất trong xã hội Việt Nam dưới con mắt của người mới nhập cuộc. Vì thiếu niềm tin nên mọi việc bỗng trở nên khó khăn và tốn kém gấp bội. Cuộc sống bỗng trở nên toàn màu xám. Con người căng thẳng, hiệu năng làm việc thấp vì hợp tác kém, mà lý do chính là không tin nhau, nên dành thời gian kiểm soát nhau vì phối hợp làm việc chung.

Ngay lúc đó, tôi đã nhận ra rằng: Một trong những vấn đề lớn nhất mà xã hội này phải đương đầu là sự mất niềm tin trầm trọng. Niềm tin giữa người dân và chính quyền, giữa người dân và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với nhau, tóm lại giữa người và người, và đặc biệt là niềm tin vào bản thân mình.

Sau đó, mỗi khi gặp mặt, ngay cả với giới tinh hoa, giữa những than thở, hay đằng sau ánh mắt xa xăm, là một sự chán nản và khắc khoải. Rất ít hy vọng và lòng tin trong các câu chuyện. Sau những lần như thế, tôi thấy rất mệt mỏi. Sinh lực dường như đã bị rút hết đi, đến mức nhiều khi sợ gặp gỡ, vì sợ phải nghe những lời than như vậy.

Trong số những người tôi quen biết mỗi người chọn một cách phản ứng khác nhau. Nhiều người chọn sự cam chịu. Nhiều người lảng tránh, lảng tránh thực tại, lảng tránh nhìn vào mắt đối diện.

Nhiều người giết thời gian trên bàn nhậu. Có tiền thì nhậu sang, ít tiền thì bình dân. Thanh niên ít tiền hơn thì giết thời gian trong các quán trà đá vỉa hè.

Người không thích nhậu, hoặc không đủ sức để nhậu hoặc không có tiền để nhậu thì vùi mình vào các trang lá cải, mỗi ngày ngốn hàng chục bài tin tức, na ná như nhau vô thưởng vô phạt. Sau đó bức xúc một hồi, càm ràm hoặc nặng hơn là chửi đổng vài câu rồi lại vùi đầu đọc tiếp.

Nhiều người bức xúc quá có phản ứng mạnh. Nhưng như con cá nằm trên lưới, càng giẫy giụa càng đau đớn. Nên sau mỗi hồi mệt mỏi cũng đến lúc nằm im "makeno".

Kinh tế khó khăn, tinh thần bức bối, đặc biệt phát ngôn của các quan chức, các nhà làm chính sách bỗng trở nên đáng ngờ. Các mạng lưới hoạt động trong xã hội giờ chỉ còn quan hệ huyết thống đáng tin cẩn.Vì thế, vun vén cho gia tộc xây dựng nhà thờ họ, đã trở thành một trong lối sống của những người có địa vị trong xã hội.

Xã hội như vận hành bởi bộ tiêu chuẩn kép. Ai cũng biết vậy mà không phải vậy. Không phải vậy mà vẫn là như vậy.Nên ở cơ quan sống theo một chuẩn khác, về nhà lại một chuẩn khác nữa. Mỗi người phải đóng quá nhiều vai diễn, đến mức mệt mỏi kiệt quệ, mà không biết để làm gì.

Chưa bao giờ các hoạt động tâm linh cúng bái lại phát triển như hiện giờ, bất chấp khoa học đã phát triển nhiều hơn so với hàng chục năm về trước, thông tin cũng phong phú hơn nhiều.Vì sao vậy? Vì người ta không tin ở con người, nên đành tìm đến nơi thánh thần, dù biết rằng cũng nhiều kẻ lợi dụng việc này để trục lợi.

Nhiều lần đi qua các quán nhậu ven đường, tôi đã tần ngần tự hỏi: sao trong giờ làm việc lại đông người lang thang quán xá đến như vậy?

Những nơi tôi đi qua không ở đâu thấy đông thanh niên trai tráng ngồi lê la vỉa hè, cắn hạt bí, hạt hướng dương, uống nước chè, tập tành hút thuốc lào, nói bậy và chửi đổng... nhiều như trên vỉa hè Hà Nội, đặc biệt là các nơi cổng trường đại học.

Không ai nói chuyện khoa học, văn chương. Không ai quan tâm đến bảo tàng, triển lãm. Không ai bàn tán về các thành tựu khoa học, nhân văn mới. Không ai đả động đến ước mơ hay khát vọng.

Những buổi nói chuyện dành cho đại chúng về các chủ đề rất mới, do các học giả nổi tiếng thuyết trình, cũng không có nổi đến vài chục người tham dự. Mà nếu có thì vẫn những khuôn mặt ấy. Rất cũ!

Cả một thành phố bảy, tám triệu dân, hơn cả một nước người ta, vậy mà nhàm chán một cách không thể tưởng tượng được. Cuộc sống trở nên tầm thường và vụn vặt không thể tả.

Trên mặt bằng truyền thông thì còn những tệ hại hơn nhiều. Nếu rút tất cả những tin liên quan đến chuyện hở hang, chém giết, sốc, sex, giật gân thì bỗng thấy nhiều tờ báo sụp cái rầm vì trống trơn bài vở.

Một năm trôi qua, câu chuyện lại có phần thêm u ám. Một xã hội thiếu hụt niềm tin mỗi ngày thêm hiển hiện rõ nét qua từng việc cụ thể chứ không chỉ là cảm giác như ngày nào.

Mỗi khi cầm một xấp giấy tờ với chồng chất dấu mộc đỏ choét tôi không khỏi ngần ngại. Chưa ở đâu tôi thấy những văn bản giấy tờ cần nhiều dấu đỏ như vậy, qua nhiều cửa ải xét duyệt như vậy. Nhưng cũng chưa ở đâu sự giả mạo trở nên phổ biến, được giao bán công khai như ở đây.

Cái nguy hiểm của sự mất niềm tin này là sự bào mòn sinh khí. Nếu như sự sợ hãi làm cho con người ta co cụm, đến một lúc nào đó có thể tạo ra một sự phản ứng đủ mạnh để vượt qua, thì mất niềm tin không gây ra một cảm xúc mạnh như vậy. Nó chỉ là đơn giản là làm mất hết sinh khí, vì người dân không còn tin vào công lý, không tin vào chính quyền, không tin ai, và không tin ngay cả chính bản thân mình.


Kiệt quệ vốn xã hội

Còn nhớ mỗi khi bàn về vốn xã hội, tuy có nhiều cách tiếp cận và lý giải khác nhau, nhưng chúng tôi đều thống nhất ở một điểm: Niềm tin nằm ở trái tim của vốn xã hội. Đó là niềm tin giữa người với người, người với thể chế, người với chính bản thân mình.

Vậy là niềm tin, một khái niệm xa lạ với môn kinh tế học phát triển, đã có được chỗ đứng đàng hoàng trong lòng nhiều nhà kinh tế học.

Niềm tin đã trở thành một thứ vốn của xã hội. Mà đã là vốn thì có thể dùng để sinh lợi. Trong trường hợp này, niềm tin đã trở thành một thứ tài sản giúp cho xã hội hoạt động trơn tru hiệu quả hơn, chi phí giao dịch vì thế mà ít đi.

Khi có niềm tin thì việc gì cũng suôn sẻ dễ dàng. Điều này đúng quy mô cá nhân, đúng cả quy mô quốc gia.

Các chính trị gia lão luyện Đông Tây kim cổ đều đặt vấn đề xây dựng lòng tin với với dân mình lên hàng đầu. Ngay ở Việt Nam cũng có những ví dụ này từ xa xưa trong lịch sử. Tương truyền, để dân tin vào cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi, trong lúc binh yếu lực mỏng, Nguyễn Trãi đã cho dùng mật mỡ viết lên tám chữ: Lê Lợi vì quân, Nguyễn Trãi vi thần lên lá đa. Kiến thấy vậy bu vào đục thành chữ. Người dân đọc được thì tin rằng đây đúng là mệnh trời. Bài học vỡ lòng dành cho các chính trị gia xem ra vẫn còn điều xa lạ.

Tất nhiên, bên cạnh niềm tin, thì vốn xã hội còn thêm các yếu tố khác nữa. Có thể kể hai trong các số đó: thói quen tập tục, truyền thông văn hóa ứng xử; và sự phong phú lành mạnh của các hội đoàn, tức của mạng lưới xã hội dân sự.

Tiếc rằng, cả hai yếu tố này cũng rất yếu. Đút lót hối lộ dường như đã trở thành văn hóa, gọi là văn hóa phong bì. Sự giả dối đã tràn vào cả trường học, nên bị gọi là "nỗi buồn lớn ngành giáo dục"

Cuộc khủng khoảng kinh tế kéo dài suốt mấy năm nay lại càng làm cho vốn xã hội thêm kiệt quệ. Lẽ ra nếu có một vốn xã hội thắt lưng đủ đầy, người dân sẽ dễ vượt qua những thời khắc khó khăn hơn. Vì tin nhau, tin vào quan chức và chính sách chung. Đằng này quan chức nói gì, dân chúng lại bảo nhau làm ngược lại.

Kinh tế rối loạn, lòng người hoang mang. Khó khăn càng thêm chồng chất không biết đến bao giờ mới gỡ được.

"Mất tiền là mất ít, mất bạn là mất nhiều, nhưng mất lòng tin là mất tất cả". Người xưa đã tổng kết như vậy, nên thấy thực trạng này, không ai tránh khỏi sự buồn rầu.

Nhiều lúc nhìn xã hội như mớ bòng bong, không biết lần ra đằng nào. Mà lần ra được rồi thì cũng không gỡ ra được vì nó xoắn xuýt chặt chẽ vì lợi ích, vì bè phái, vì u mê.

Nguyên nhân vì đâu? Tất nhiên là vì cơ chế. Ai chả nói thế. Dễ nhất và trúng nhất. Nhưng cơ chế do ai làm ra? Tất nhiên là do con người, trong đó có tôi và bạn.

Nhưng cụ thể hơn, đó là cái gì của tôi và bạn? Sức khỏe, văn hóa, tri thức, học vấn, kỹ năng, tinh thần sáng tạo, ước mơ khát vọng, lòng quả cảm, sự dấn thân... hay còn gì khác nữa?

Câu trả lời là tất cả.

Đến đây lại thêm giật mình. Thì ra mọi thứ chưa tốt như mong đợi cũng có phần ta đóng góp. Vậy nên, thay vì trông chờ vào một sự thay đổi lớn hãy chủ động tạo ra những sự thay đổi nhỏ trước đã.

Nếu không thay đổi được đời, thì thay đổi ta trước vậy. Khi những ngọn đuốc lớn đã không thể cháy thì chỉ còn hy vọng vào những đốm lửa nhỏ, kiên nhẫn và cần mẫn.

Nhiều việc nhỏ góp lại sẽ thành việc lớn. Xưa nay vẫn thế, có cách nào khác được.

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2014

Tính dễ tổn thương và những kẻ trục lợi

  •   Nguyễn Quang Thạch
  • Chủ nhật, 08 Tháng 5 2011 21:26
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Tính dễ bị tổn thương hoặc yếu tố dễ bị tổn thương (Vulnerability) được định nghĩa ở nhiều lĩnh vực khác nhau với cách biểu đạt khác nhau nhưng tựu trung lại vẫn là tính yếu (weakness) của vật chất, con người, tôn giáo, xã hội, nền kinh tế hay quốc gia. Tính dễ tổn thương làm chủ thể của nó dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài tác động vào một cách có chủ đích hoặc không có chủ đích.
Xét về khía cạnh con người, yếu tố dễ bị tổn thương nhiều khi bao gồm cả lòng tham lẫn sự kém hiểu biết ở từng cấp độ khác nhau mà đáng lẽ chủ thể của nó cần được nâng cao năng lực để tránh những rủi ro không đáng có. Sự biến thiên hay ma trận của tính dễ bị tổn thương và chủ thể của nó rất khó có thể định danh trong một vài trang giấy. Trong khuôn khổ bài viết này tôi muốn đưa ra một số nhóm dễ bị tổn thương cũng như những kẻ trục lợi tương ứng.
Nhóm cộng đồng nghèo
Trong cuốn Sổ tay hướng dẫn tái định cư do Ngân hàng phát triển Châu Á ấn hành năm 2000, người ta phân loại nhóm dễ bị ảnh hưởng gồm những Phụ nữ đơn thân đảm trách gia đình (family headed women), trẻ em, người già và những nhóm dân tộc thiểu sổ. Những nhóm người này được cho là dể bị tổn thương trong quá trình tái định cư vì họ rất khó khăn trong quá trình di chuyển cũng như khôi phục sinh kế đến giới hạn trước lúc tái định cư.
Cộng đồng càng nghèo thì tính dễ bị tổn thương càng cao vì họ không có cơ hội tiếp cận giáo dục đầy đủ dẫn đến nhận thức thấp. Nhóm phụ nữ, trẻ em và người già có tính dễ bị tổn thương tỷ lệ thuận với tình trạng nghèo đói. Thực tế cho thấy, những xã nghèo thường có người di cư lên đô thị tìm kiếm sinh kế rất cao. Điển hình có một số xã thuộc huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa có số lượng trẻ lẫn người già đi ăn xin, đánh dày ở Hà Nội và Sài Gòn rất cao. Một số tỉnh miền núi phía Bắc có lượng phụ nữ tự di cư thậm chí nhiều khi tự buôn bán (trả tiền cho bà mối để lấy chồng Trung Quốc) sang biên kia biên giới để có cơ hội làm thuê và lập gia đình. Những kẻ trục lợi cộng đồng nghèo thường là những kẻ  tuyển dụng và chăn dắt cái bang, tuyển dụng lao động hay buôn bán người. Một số cặp vợ chồng ở Quảng Xương đã lừa bố mẹ các trẻ em nghèo ở xã Quảng Khê-Quảng Xương-Thanh Hóa rằng họ sẽ đưa các trẻ vào Sài Gòn bán vé xổ số, mỗi tháng bố mẹ ở quê nhận 300.000 đến 500.000 tiền lương do các em kiếm được. Trên thực tế, họ đã bắt các em đi ăn xin để kiếm lợi khổng lồ. Em Lê Thị S chia sẻ, mỗi ngày em phải nộp 300.000 đồng, những kẻ chăn dắt đã kiếm từ em S và những người khác mỗi tháng trên dưới 50.000.000 đồng. Trong trường hợp này, 2 nhân tố đã bị trục lợi là yếu tố dễ bị tổn thương lẫn tình thương. Ngoài ra, cộng đồng nghèo còn bị các doanh nghiệp trục lợi ngay trong cộng đồng của mình thông qua dịch vụ hàng hóa. Nhưng chai nước và que kem rẻ như bèo chỉ chứa đường hóa học, phẩm màu và nước lã là thứ cộng đồng yêu thích trong phạm vi túi tiền của họ.
Những nhóm trẻ ăn mày, nạn nhân bị bóc lột lao động và tình dục không những bị tổn thương ngày càng nặng về thể chất lẫn tinh thần mà nghiêm trọng hơn họ lại trở thành những kẻ trục lợi trên chính nhóm người như họ trước đây. Một vòng luẩn quẩn, đói nghèo, tổn thương và gây tổn thương cho cộng đồng sẽ đi hết chu trình này đến chu trình khác cho đến khi những nhóm người này bị văng ra khỏi quỹ đạo xã hội bởi nhà tù hoặc những cái chết thảm thương. Xã hội phải gánh trên vai mình những hậu quả phái sinh do các nhóm dễ bị tổn thương và kẻ trục lợi gây nên mà những người không nằm trong chu trình này cũng bị ảnh hưởng thậm chí nhiều khi bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhóm thanh thiếu niên
Yếu tố dễ bị tổn thương ở nhóm thanh thiếu nên gồm học sinh, sinh viên và công nhân rất khó nhận ra vì nó mập mờ giữa nhu cầu hưởng thụ vật chất, nhu cầu tình cảm, nhu cầm đức tin và dịch vụ xã hội, trạng thái tình cảm và tôn giáo. Việc tìm ra ví dụ minh họa chỉ có thể minh chứng một số đặc tính mang tính điển hình hơn là đại diện. Chẳng hạn như, tâm lý của các em gái từ độ tuổi 14-18 là rất dễ  thần tượng một ai đó, trở thành yếu tố dễ bị tổn thương vì các em chưa độ chín chắn và dễ bị lợi dụng bởi những kẻ trải đời. Không ít, các nữ sinh cấp 3 đã thích sinh viên thực tập, sự thích vô tư trong sáng đó lại bị các anh sinh viên lợi dụng và chiếm đoạt một cách dễ dàng dưới cái vỏ tình yêu.
Tâm lý thích tiếp cận sự mới lạ cũng như muốn thể hiện sự sành điệu của nhiều trẻ em nam là yếu tố tâm lý dễ bị tổn thương bởi gameonline. Kẻ trục lợi các em là các quán internet, ban đầu họ khuyến mãi cho các em chơi dăm ba lần. Khi thấy các em bắt đầu thích họ cho chơi nợ, nếu các em không có tiền họ nhận hiện vật như gà, vịt, gạo, thậm chí các đồ dùng gia đình. Điều đáng nói là những nhà cung cấp game đánh vào tâm lý trẻ và cung cấp các loại game dễ xâm nhập vào các em để gây nghiện mà khi đã nghiện thì họ gián tiếp kiếm tiền rất dễ dàng.
Không ít, sinh viên và công nhân xa quê, do thiếu thốn tình cảm. Thiếu thốn tình cảm đã trở thành yếu tố dễ bị tổn thương và chính các em đã bị những nhóm truyền đạo lợi dụng để thu nạp tín đồ. Sau khi trở thành tín đồ, các em lại trở thành các nhà truyền giáo cấp 1. Tự do tín ngưỡng hay đến với đức tin nào đó là điều bình thường nhưng người ta lại dụng yếu tố đức tin để lôi kéo gia đình và họ hàng phải tin theo mình. Không ít các tín đồ đã về nhà dỡ bỏ bàn thờ gia tiên vì nghĩ ông bà tổ tiên mình là ma quỷ.  Người bị lợi dụng lẫn kẻ trục lợi đã tạo nên những xung đột nghiêm trọng trong gia đình, dòng họ và phá vỡ yếu tố truyền thồng lẫn kết cấu cộng đồng và nhiều khi còn bị lợi dụng để chống lại chính quyền, gây rối loạn kỹ cương xã hội.
Nhóm các quốc gia thế giới thứ ba
Tương tự như người nghèo, các nước nghèo là tập hợp người nghèo ở số đông và được xếp vào các nước thuộc thế giới thư 3. Một quốc gia nghèo luôn tồn tại các yếu tố dễ bị tổn thương. Nhiều khi, do đã quen với các trạng thái xã hội như bất công, quan liêu, tham nhũng... công dân lẫn chính phủ không nhận ra yếu tố dễ bị tổn thương của mình mà chỉ khi sự tổn thương dồn tích tạo nên bùng phát tự thân hoặc các quốc gia có quan hệ thương mại bị khủng khoảng kinh tế chính trị thì quốc gia nghèo mới có thể nhận ra nó. Lúc đó, có thể dẫn đến bất ổn chính trị xã hội nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến nội chiến hay cách mạng lật đổ.
Về mặt kinh tế lẫn chính trị,  những đất nước nghèo luôn là kẻ yếu thế trên trường quốc tế và trở thành con mồi cho các quốc gia phát triển. Thông thường, các nước giàu khai thác ở nước nghèo nguồn nhân lực giá rẻ, nguồn tài nguyên thô và xem các nước nghèo là các bãi rác chứa đựng sự ô nhiễm môi trường mà dân chúng các nước phát triển không chấp nhận như là việc xây dựng các nhà máy có lượng khí thải CO2 cao.  Tiềm năng thị trường và nguồn tài nguyên của các nước nghèo được ví như cô gái đẹp ẩn dấu đằng sau tấm áo nghèo đói. Bằng các chiến lược ngắn và dài hạn, các nhà tài phiệt quốc tế tìm cách ve vãn các ông chủ của cô gái bằng cách tiếp thị những “mỹ phẩm”, “quần áo thời trang” nhằm giúp ông chủ  thấy rằng cô gái kia sẽ đẹp lộng lẫy khi được khoác lên các chiếc áo mượn từ những nhà tài phiệt hào phóng kia.
Bằng các dự án hỗ trợ y tế hay phát chẩn cho các đất nước đói kém với khoản tiền vài trăm ngàn đến vài triệu USD để tạo tấm vé đi vào nội địa. Khi đã dành được thiện cảm với các ông chủ của đất nước, các tài phiệt bắt đầu vẽ nên các dự án lớn hàng trăm triệu đến hàng tỷ Mỹ kim và đưa ra những lưỡi câu nhân danh vì sự thịnh vượng của quốc gia đang nghèo đói kia. Khi các hiệp định vay vốn dưới mỹ từ Vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở dạng vốn vay thông thường (vốn vay không rằng buộc-normal loan) được ký kết nghĩa là cô gái đẹp kia đang dần thuộc quyền sự hữu các nhà tài phiệt. Một số dự án đầu, quy chế đầu thầu cạnh tranh quốc tế vẫn được áp dụng nhằm làm yên lòng tầng lớp biết tỏng chiến lược của nhà tài phiệt. Bằng các ưu đãi cho những người phê duyệt dự án và những người thực hiện dự án như những chuyến đi du lịch dưới danh nghĩa thăm thú các cở sản xuất và kiểm tra hàng hóa của nước cho vay..., các nhà tài phiệt đang gây nghiện cho các ông chủ nước nghèo bởi những viên ma túy bọc đường mang tên ODA. Khi đã nghiện, các nhà tài phiệt không cho thuốc ngay mà đưa ra thêm các điều kiện bổ sung và được con nghiện đồng ý thì họ sẽ cho vay tiếp. Thế là, từ vốn vay thông thường (normal loan) chuyển sang vốn vay ràng buộc (tied loan) với mức lãi thấp hơn và ân hạn dài hơn. Cụm từ ân hạn được các nhà tài phiệt dùng rất tài tình biểu thị tính nhân văn vì nó có gốc từ từ  “Ân điển-grace” mà Chúa đã ban cho chúng sinh vậy.  Vốn vay ràng buộc chỉ cho phép các công ty tư vấn của bên cho vay tham gia đấu thầu và cho nhà thầu bên vay và bên cho vay đấu thầu xây lắp hay mua sắm. Thông thường các gói thầu không được chia nhỏ ra để chỉ có các nhà thầu bên cho vay mơí đủ năng lực tài chính để đấu thầu còn nhà thầu bên vay với năng lực tài chính thấp thì cứ ở ngoài mà nhìn thèm. Khi các nhà thầu bên cho vay đã nắm tay nhau thì điều gì đã xảy ra? Đó là giá bỏ thầu thường vượt gấp đối hoặc gấp rưỡi giá trần. Chẳng hạn, 1 cái cốc được định giá tối đa trong hồ sơ mời thầu là 5.000 đồng và theo quy tắc thông thường thì những ai bỏ giá thấp với mức 5.000 trở xuống thì sẽ thắng thầu. Thế nhưng, sau khi bỏ thầu, giá cái cốc tăng lên 10.000 đồng và hơn thế. Thực tế ở nhiều quốc gia vay ODA dạng Tied Loan đã có những gói thầu bị vượt thầu cả trăm triệu USD trong khi vốn vay ở dạng Normal Loan với quy mô và đặc tính kỹ thuật phức tạp lại không xảy ra như vậy. Sau khi thắng thầu, các nhà thầu bên cho vay lại trở thành ông chủ và bán lại gọi thầu cho các nhà thầu bản địa với giá thấp nghĩa là chưa thực hiện hợp đồng nhưng các nhà thầu bên cho vay đã kiếm được lợi nhuận dễ dàng. Nước cho vay đã lấy lại gần hết “nợ” khoản vay ngay sau khi các gói thầu tư vấn và xây lắp...được ký kết.
Khi đã nợ nần đầm đìa, cô gái đẹp mang tên tài nguyên sẽ được khai thác để trả nợ dưới dạng nguyên liệu thô mà bên cho vay sẽ tham gia vào tiến trình kiến tạo lợi nhuận từ nguồn nguyên liệu thô đó sau khi nó rời cảng của bên vay. Các nhà tư bản tiền tệ thiên tài lúc đó sẽ đưa ra các chiêu bài lừa bịp số đông dân chúng của kẻ nợ nần bằng cách phanh phui ra vài phi vụ tham nhũng để nói với nhân nhân của kẻ nợ nần rằng chúng tôi tốt với các bạn chỉ có ông chủ của các bạn là tham nhũng xấu xa. Đến đây, kẻ trục lợi tính dễ tổn thương của nước nghèo sẽ hiện nguyên hình nhưng các ông chủ nước nghèo đành ngậm bồ hòn làm ngọt với chủ nợ.
Hy vọng rằng ai đó thương các ông chủ nước nghèo mà giúp họ tỉnh ngộ để không tiếp tục rước nợ vào đất nước dễ dãi như thế. Biết đâu lại giúp ông tránh được cú knock out của những kẻ vừa ăn cướp vừa la làng ngay trên đất nước ông.
Thay lời kết
Tôi chỉ có thể đưa ra giải pháp để giảm thiểu các tính dễ tổn thương cho cộng đồng chúng ta bằng những tủ sách dòng họ, tủ sách phụ huynh., mô hình truyền thông phòng chống buôn bán người....; nhưng chưa thể đưa ra giải pháp để chữa trị tính dễ bị tổn thương của các nước thế giới thứ ba. Bởi vậy, tôi rất mong nhận được chia sẻ của các độc giả. Tôi luôn lắng nghe và học hỏi mọi người.
Nguyễn Quang Thạch

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Nghệ thuật sắp đặt

Lưu vô đây để theo dõi
 
FB Quan điểm lựa chọn

9 Tháng Giêng 2014 lúc 20:04
Ngành mỹ thuật ở Việt Nam  có lẽ đang có thêm một công trình và ứng dụng đặc biệt những ngày tháng giáp Tết này, ấy có lẽ là một triển lãm 'sắp đặt nghệ thuật' như dưới đây.

Thế tuy nhiên, không như cuộc trưng bày được cho là đầu tiên vài chục năm về trước, với một tác giả có danh tính rõ ràng đứng sau, nghệ sỹ Nguyễn Bảo Toàn chẳng hạn, cuộc triển lãm - trưng bày lần này hình như sẽ không có ai công khai xuất hiện nhận mình là tác giả.

Chúng ta thử điểm qua lề lối của cuộc trưng bày ấy nhé (dù xin không dám theo thứ tự đặc biệt nào):

(1) Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương Đảng và Ban Nội chính nhấn mạnh vào quý cuối 2013 xử lý nghiêm các vụ án, vụ việc 'nghiêm trọng, gây bất bình trong dư luận';

(2) Ngay thềm tháng cuối năm, xét xử vụ Vinalines và cựu Cục trưởng Hàng hải, một thành viên cấp trung bình trong một Bộ thuộc Chính phủ, nhưng từng lãnh đạo một trong các 'quả đấm thép tổng công ty' được cho là sản phẩm ý chí, mạnh mẽ của Thủ tướng và nhóm ra quyết định chính sách.

(3) Ngay ngày mở phiên tòa xử quan chức cấp dưới này, Thủ tướng công du nước ngoài.

(4) Lãnh đạo Ban Nội chính tới thăm phiên Tòa lần 1.

(5) Chuyển giao giữa năm cũ và năm mới tây lịch, truyền thông nhắc lại vấn đề 'nhóm lợi ích' và xem lại việc thực hiện nghị quyết từng nêu vấn đề này mà người chủ đạo là Tổng Bí thư, một năm và hơn một năm về trước.

(6) Năm mới, Thủ tướng ra thông điệp hứa hẹn 'cải tổ' mạnh về các mặt kinh tế, dân chủ, thể chế, gây xôn xao dư luận. Các ý kiến quan sát từ phía vẫn hay chỉ trích cũng khác biệt: một giáo sư xã hội học khen, một nguyên thành viên ban cố vấn chính sách của thủ tướng chính phủ hy vọng, một nhà phản biện từ một viện đã giải thể hồ nghi, một bình luận gia mới ly khai đảng cho là lạ, một cựu thứ trưởng cổ súy tri thức và xã hội dân sự bảo là 'đá tự ghè chân và trước lạ sau quen'...

(7) Đưa một thiếu phụ 'tham nhũng' ra xử với tội danh lừa đảo, thao túng tín dụng, tài chánh, ngân hàng nghiêm trọng, hứa hẹn đằng sau là một số quan chức, tài phiệt cao cấp trình tòa, hình như trong số đó có một số được đồn đoán và cho là có quan hệ nào đó từ trước với một nguyên thủ điều hành chính phủ và các mạng lưới cộng sự chính sách của ông. Diễn biến được cho là khúc nhạc dạo, mỗi lần xuất hiện tại tòa, người thiếu phụ có một màu áo mỏng manh khác nhau, có vẻ ngây thơ, tội nghiệp (phần này có thể dành cho các thi sỹ tham gia đóng góp?!)

(8) Vừa kỷ niệm Chiến thắng Biên giới Tây Nam, vừa xử vụ ai cầm đầu đưa cựu Cục trưởng Hàng hải vượt biên trái phép. Những tình tiết mới bung ra chính thức hơn, có quan chức cao cấp (ít nhất là một vài tên tuổi cấp cao) trong ngành CA, an ninh bị tố can dự vụ bỏ trốn này, cũng như có thể có những can dự khác trong 'bảo kê' các thương vụ Vinalines từ trước (?).

(9) Báo chí chính thống chia rẽ khi đăng tin về tên tuổi (những) người bị khai ra liên quan 'mật báo' cho người đào thoát, trong phiên tòa xử 'trùm trò' là em ruột vị Cục trưởng, cũng là một quan chức công an cao cấp một địa phương và trung cao ở ngành này, trước khi bị bắt giam, khởi tố. Báo này thì đăng tên người mật báo cấp cao đó chỉ là một cán bộ trong ngành, báo khác, phiên bản điện tử, hoặc giấy lại đăng rõ tên tuổi vị quan chức ấy (và một vài tên tuổi khác). Mạng xã hội và Internet được no tin tức (hé ra tới đây) với cả clips hình ảnh và âm thanh.

(10) Vị lãnh đạo Ban Nội chính thăm phiên Tòa lần 2 liên quan vị cựu Cục trưởng và cựu xếp của Quả đấm thép.

(11) Một số tờ báo như tờ của 'ngành Dầu khí' nọ nổi sóng, có vẻ như muốn 'bênh vực' quan chức cao cấp ngành CA (bênh hay là tâng để ai đó đập??), một báo khác nói nếu "cựu cục trưởng" tố sai, ông ta sẽ bị tăng tội, có tờ đã đưa tin bài về 'sự nghiệp' của vị quan chức cao cấp mới bị tố.

(12) Tiếp tục triển khai thực thi Hiến pháp mới, với Hội nghị có đủ các ban ngành tham gia, từ Chủ tịch Quốc hội tới dự, cho tới các vị chức sắc thuộc Ban tuyên huấn cho đến các nhà đài...

(13) Chuẩn bị đón Tết nguyên đán trong tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, văn minh, như nhiều năm vẫn là một nội dung được nhắc nhở...

Tết này, sau bao nhiêu năm không có xác pháo hồng và tiếng pháo nổ đì đùng, không biết có ai bị thiếu, hay vơi đi quà biếu hay không.

Nhưng thiếu gì thì thiếu, xem ra về mỹ thuật vẫn có thể bù lại vì dù có thiếu vắng tranh Đông Hồ, hay tranh Hàng Trống, hoặc tranh Ngũ Hồ, Song ngư Cá chép, thì ở đâu đó, có thể là một chốn nào với ai sau song sắt, hoặc sắp vô sau song ấy, vẫn có thể tạm dùng bức tranh 'nghệ thuật sắp đặt' trên thay thế, xem ra, cũng vui mắt chẳng kém chút nào so với các bức Đấu vật, kéo co, hay đánh phạt!

Dù rằng chẳng biết so sánh như thế có khấp khểnh, lệch lạc quá hay không!

Tuy nhiên xin có thơ góp vui rằng:

"Tết không có pháo mà có pháo
Tranh đấu mà như chẳng đấu chi
Thôi nào, cụng chén nâng ly
Dù sao xuân cũng đã Xuân về song ai!"

Năng Hiệu - Ngô Lãnh Tây
09/1/2014









Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Kinh Tế Việt Nam Trong Thế Giới 2014

Nguyễn Xuân Nghĩa & Vũ Hoàng, RFA Ngày 140101
"Diễn đàn Kinh tế"
Cải cách sớm hơn Trung Quốc thì ra khỏi quỹ đạo Trung Quốc

000_Hkg9227507-305.jpg
* Ảnh chụp từ bên trong hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn ở TPHCM hôm 19/11/2013. AFP* 
Trong chương trình đầu tiên của năm 2014, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về vị trí kinh tế của Việt Nam đặt vào bối cảnh kinh tế toàn cầu. Bối cảnh ấy là gì? Đâu là những đổi thay so sánh với tình hình của những năm trước? Những đổi thay ấy có gì là thuận lợi hay lại tạo thêm vấn đề mới cho kinh tế Việt Nam? Xin kính mời quý thính giả theo dõi phần trao đổi của Vũ Hoàng với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa....

 

Liều thuốc đổ bệnh  

 

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa trong buổi phát thanh đầu năm 2014 của mục Diễn đàn Kinh tế. Thưa ông, chúng tôi được biết là ông phụ trách tiết mục này từ năm đầu tiên hoạt động của ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do, phát thanh vào ngày Tết Đinh Sửu năm 1997, với mục đích phân tích vấn đề kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, nhất là Châu Á, với những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học được từ các quốc gia khác.
Trong buổi phát thanh đầu năm và với tinh thần vừa tổng kết tình hình đã qua vừa đưa ra những dự đoán cho năm tới, chúng tôi xin đề nghị ông phân tích cho thính giả của chúnh ta hoàn cảnh của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới. Xin ông trước hết nói về bối cảnh đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Năm 2014 đánh dấu bước ngoặt của kinh tế toàn cầu sau sáu năm khá đặc biệt kể từ nạn Tổng suy trầm năm 2008. Trong giai đoạn suy trầm chung của thế giới, nhiều biện pháp kích thích khá bất thường đã được đưa ra, đứng đầu là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Bây giờ, các biện pháp sẽ lần lượt được thu hồi, nên những gì đã thấy trước đây sẽ không còn nữa và đấy là điều các nước, kể cả Việt Nam, nên tự chuẩn bị để tránh bị biến động bât ngờ.
Khi kinh tế suy trầm như một cơ thể bị suy yếu thì người ta có biện pháp kích thích như bơm thuốc bổ, nhưng nếu bơm quá nhiều và trong giai đoạn quá lâu thì đấy là liều thuốc đổ bệnh. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Về bối cảnh chung thì trong năm 2014, kinh tế toàn cầu ra khỏi suy trầm nhưng chưa tìm lại tốc độ tăng trưởng tốt đẹp thời trước năm 2007. Như Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo đà tăng trưởng 2013 là gần 3% và qua năm 2014 là 3,6% thay vì hơn 5% như trước. Chi tiết đáng chú ý là định chế này đã sáu lần giảm thấp dự báo vì thực tế không được sáng sủa như họ đã tính. Điều ấy cho thấy người ta rất khó đoán một cách chính xác và vẫn nên chờ đợi nhiều bất trắc.
- Chuyện thứ hai về bối cảnh, khối công nghiệp hoá Âu-Mỹ-Nhật đã có chỉ dấu hồi phục dù chưa mạnh. Trong khối này, Hoa Kỳ dẫn đầu với đà tăng trưởng có thể mấp mé 3%. Ngược lại, các nền kinh tế đang lên không được khả quan như vậy, đứng đầu vẫn là Trung Quốc với đà gia tăng từ mức 7,8% bị đánh sụt xuống 7,3%. Trong khung cảnh đó, đà tăng trưởng của Việt Nam sẽ ở khoảng 5,4%, so với bình quân là hơn 7% trong những năm từ 1995 đến 2007 thì đấy là vấn đề.
Vũ Hoàng: Như ông vừa trình bày thì dù tình hình chưa thật tốt đẹp, hai nền kinh tế dẫn đầu vẫn lần lượt thu hồi các biện pháp kích thích, vì sao lại như vậy và ảnh hưởng của điều ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Như chúng ta có trình bày nhiều lần trên diễn đàn này, khi kinh tế suy trầm như một cơ thể bị suy yếu thì người ta có biện pháp kích thích như bơm thuốc bổ, nhưng nếu bơm quá nhiều và trong giai đoạn quá lâu thì đấy là liều thuốc đổ bệnh.
- Từ sáu năm qua, Mỹ tăng chi và đi vay để kích thích kinh tế khiến gánh nợ của quốc gia tăng từ 62% lên tới 100% của Tổng sản lượng GDP và gây khủng hoảng chính trị về bội chi ngân sách mà kỳ trước chúng ta nhắc tới như một rủi ro của Hoa Kỳ. Song song, Ngân hàng Trung ương Mỹ cũng cắt lãi suất tới số không và bơm ra một lượng tiền cao gấp ba so với sáu năm trước. Biện pháp bất thường, quá mạnh và kéo dài quá lâu có thể thổi lên bong bóng đầu tư nên sẽ phải được thận trọng thu hồi khi tình hình thất nghiệp có cải thiện.

000_Hkg9228230-250.jpg

Ảnh chụp bên bờ sông Sài Gòn ở TPHCM hôm 19/11/2013. AFP PHOTO.
Vũ Hoàng: Xin ông cho hỏi ngay một câu về nguy cơ đổ bệnh của biện pháp này là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Lãi suất duy trì quá thấp và quá lâu dễ thổi lên bong bóng mà lại không khuyến khích tiết kiệm vì được tiền lời quá ít. Quan trọng hơn vậy, biện pháp bơm tiền có nâng lợi tức của các hộ gia đình tới 60% trong sáu năm qua mà kinh tế lại chẳng tăng nhiều như vậy và thất nghiệp chưa giảm. Điều ấy có nghĩa là người có tiền hoặc giới đầu tư thì lời lớn mà thành phần trung lưu và người nghèo vẫn chưa khá. Liều thuốc có thể đổ bệnh vì thổi lên bong bóng về kinh tế và gây bất công về xã hội. Một quốc gia thuộc loại dân chủ nhất, đang có một đảng lãnh đạo theo xu hướng xã hội mà lại gặp vấn đề này thì đấy cũng là điều nên suy ngẫm khi liên tưởng đến trường hợp Việt Nam.
Vũ Hoàng: Chúng ta bước qua trường hợp Trung Quốc mà ông đã nhiều lần nhắc tới. Xứ này đã kích thích kinh tế ra sao và đang gặp vấn đề gì mà phải giảm dần việc kích thích đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trường hợp Trung Quốc lại còn tệ hơn thế vì đã chẳng có dân chủ mà chiến lược kinh tế của một đảng xưng danh xã hội chủ nghĩa còn đào sâu bất công xã hội trong khi gây thất quân bình trầm trọng trong cơ chế. Về biện pháp kích thích, Trung Quốc đã ào ạt bơm tiền vào kinh tế qua ngả tín dụng và lượng tiền lưu hành đã tăng thêm hơn 170%, là con số kinh hoàng nên dễ thổi lên lạm phát. Đó là nói về lượng, về phẩm thì những kênh bơm tiền lại không phân minh và khó kiểm kê rủi ro, bên trong là khối tín dụng của ngân hàng chui. Đa số khách nợ lại là doanh nghiệp nhà nước và công ty đầu tư của chính quyền địa phương. Vì vậy, kinh tế Trung Quốc bị nguy cơ khủng hoảng tài chính, đi cùng lạm phát và bể bóng đầu tư nên chính quyền Bắc Kinh đã có quyết định nâng lãi suất để giảm dần lượng tín dụng bơm ra. Chi tiết cần nhớ hơn cả là biện pháp kích thích lớn lao ấy không đóng góp gì cho đà tăng trưởng bền vững và từ năm nay trở đi, lãnh đạo còn phải chuyển hướng và điều chỉnh lại toàn bộ cơ chế.

 

Viễn ảnh kinh tế năm 2014

Vũ Hoàng: Thưa ông, trong bối cảnh chung như vậy, tương lai rồi sẽ ra sao kể từ năm nay?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng nếu kể từ năm 2008, người ta đã kích thích kinh tế trong sáu năm liền với lượng tiền rất lớn thì khi cần thu hồi, biện pháp đảo ngược sẽ khó hoàn tất êm thắm qua vài năm ngắn ngủi mà có thể kéo dài bảy tám năm, thậm chí cả chục năm. Đấy là lẽ thứ nhất để mình nhìn ra chuyện lâu dài. Trong ngắn hạn thì khi hai đầu máy kinh tế của thế giới cùng xiết lại lượng tiền đã bơm ra và nâng lãi suất thì các thị trường thế giới đều dễ bị biến động.
- Cụ thể là vì lãi suất quá rẻ tại Mỹ, tư bản từ thị trường Hoa Kỳ đã chảy qua nhiều xứ khác, kể cả Việt Nam, có khi là dưới dạng người ta gọi sai là "kiều hối". Khi lãi suất tăng bên Mỹ thì đô la lên giá và dòng tiền nóng chảy ngược về Mỹ nên vừa có tác dụng suy trầm sản xuất cho xứ khác, vừa gây rủi ro khủng hoảng về ngoại hối. Vì thế, viễn ảnh kinh tế năm 2014 của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sẽ là mức tăng trưởng thấp hơn, bất trắc nhiều hơn.

Viễn ảnh kinh tế năm 2014 của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sẽ là mức tăng trưởng thấp hơn, bất trắc nhiều hơn. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Sau cùng, dù ngần ngại đưa ra dự báo, tôi vẫn nghĩ là các nước đang phát triển tại Á Châu đều có chung một xu hướng là tích trữ vàng. Cho nên dù giá vàng thế giới có hạ từ năm 2012 làm nhiều mỏ vàng bị lỗ và đóng cửa, số cầu về vàng của các quốc gia này vẫn tăng. Từ năm 2014, vì Hoa Kỳ sẽ xiết tiền, các nước bị chấn động về ngoại hối và còn gặp nguy cơ lạm phát nên vàng vẫn là phương tiện tàng trữ tài sản được họ chiếu cố. Điều ấy có nghĩa là giá vàng sẽ tăng trong nhiều năm tới và tôi cho là tăng mạnh vì nhiều mỏ vàng đóng cửa đã làm giảm số cung.
Vũ Hoàng: Chúng ta trở lại chuyện Việt Nam trong bối cảnh dài kể từ năm 2014 trở đi. Thưa ông, Việt Nam nên chú ý đến những điều gì khi thế giới chung quanh đang xoay chuyển như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin được nhắc lại là trong giai đoạn lâu dài đó, kinh tế Trung Quốc sẽ không tìm lại đà 
tăng trưởng 9-10% của quá khứ mà chỉ được 7% là mừng. Việt Nam cũng vậy, đà tăng trưởng trên 7% đã thấy từ 1995 đến năm 2007 sẽ không còn nữa, may lắm thì được 5%. Người ta có thể rút tỉa được những điều gì trong khung cảnh đó?
- Thứ nhất và như diễn đàn này của chúng ta nhiều lần trình bày, mọi quốc gia nghèo đói đều có cơ hội tăng trưởng cao nếu chuyển hướng kinh tế theo quy luật tự do hơn và nếu học hỏi được từ các quốc gia tiên tiến. Nhờ vậy, xứ nào cũng hy vọng vươn lên từ quá khứ lầm than và lầm lạc, nhưng chỉ được trong mươi mười lăm năm là cùng. Việt Nam đã có cơ hội đó kể từ năm 1995.
- Thứ hai, khi có cơ hội gọi là "cất cánh" như vậy, các nước đang lên phải nhìn vào phẩm chất của tăng trưởng và tạo điều kiện phát triển vững bền hơn, qua việc cải tổ cơ chế lạc hậu cũ. Đa số các nước đi sau lại không như vậy mà cứ tưởng đà tăng trưởng này sẽ kéo dài, vì vậy, dù mức sống người dân có cải thiện so với ngày trước, cả nước vẫn chưa vươn lên trình độ gọi là có lợi tức cao, như các nước tiên tiến khác. Họ rơi vào cái bẫy của lợi tức trung bình, chỉ là loại quốc gia trung bình. Việt Nam gặp tình trạng đó và nếu không rút tỉa bài học thì ở lại đó khá lâu.
Vũ Hoàng: Ông giải thích thế nào về hoàn cảnh này của Việt Nam?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sau cả chục năm sai lầm với ảo tưởng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam chỉ đổi mới từ năm 1992 sau khi Liên Xô tan rã, đấy là điều đáng tiếc nếu so với các lân bang. Sau đó, Việt Nam hội nhập vào khối ASEAN và tái lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ từ năm 1995 và quả nhiên là bắt đầu cất cánh với tốc độ tăng trưởng hơn 7%. So với quá khứ của mình thì đấy là một thay đổi tốt đẹp hơn nhưng so với các nước Đông Á thì chưa là gì cả.
- Sau khi ký kết Hiệp định Thương mại với Mỹ vào năm 2001 rồi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007, Việt Nam có nhiều cơ hội cải cách dứt khoát hơn trên cái trớn cao hơn, mà lại để hụt. Kết quả là một sự hồ hởi sảng vào năm 2008 với nhiều đợt khủng hoảng về giá cả và ngoại hối, khi thế giới lại bị Tổng suy trầm. Mãi đến năm 2011 Việt Nam mới chịu công nhận là phải sửa sai, nhưng việc tái cơ cấu ba lĩnh vực kinh tế được để ra từ hai năm qua vẫn tiến hành quá chậm, trong khi nền kinh tế lại tích lũy thêm nhiều vấn đề mới trong hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước và y như Trung Quốc, lại có tình trạng bất công cao hơn.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, ông tổng kết và dự đoán thế nào về tình hình năm 2014 này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đầu tiên, so với thế hệ lãnh đạo thời cách mạng thì lớp người lãnh đạo ngày nay không ác bằng mà lại giỏi kiếm tiền hơn. Đấy không là một lời khen hay một chuyện đáng mừng vì người dân xứng đáng có một tương lai khác. Trong giai đoạn sắp tới, tình trạng sa sút của Trung Quốc khi họ phải chuyển hướng có tạo ra cơ hội thuận tiện hơn cho Việt Nam, là điều ta sẽ tìm hiểu thêm trong những kỳ tới, với điều kiện là lãnh đạo kinh tế của Việt Nam phải cải cách nhanh hơn Trung Quốc. Cải cách như thế nào thì quốc tế đã nói tới và tôi nghĩ rằng giới cầm quyền cũng biết, nhưng mình cũng sẽ nhắc lại.
- Rốt cuộc, Việt Nam sẽ qua thời kỳ tăng trưởng thấp hơn trước, theo kiểu mình hay nói là "ăn ít no lâu". Đầu năm mới, tôi xin kính chúc là đảng ăn ít hơn, cho người dân được no lâu hơn.
Vũ Hoàng: Xin cám ơn ông Nghĩa về cuộc trao đổi này và xin hẹn tuần tới sẽ lần lượt tìm hiểu về những cơ hội và  thách thức cho kinh tế Việt Nam.

6 comments:

  1. Thưa giáo sư, em là một độc giả trung thành của diễn đàn này và rất ngưỡng mộ giáo sư từ lâu. Em rất thich thú bài này nhưng có vài điểm thắc mắc, mong giáo sư giải đáp. Thứ nhất, giáo sư và nhà báo Vủ Hoàng đều thừa nhận nước Tàu là một trong hai "nền kinh tế dẫn đầu" và "đầu máy kinh tế của thế giới".Trước đây, giáo sư từng nhấn mạnh là chúng ta không thể lấy GDP làm thước đo sức mạnh kinh tế của một quốc gia. Nếu vậy, chúng ta nên dựa vào đâu để có thể nói Tàu là cường quốc kinh tế có khả năng dẩn dắt thế giới trong khi đồng Yuen không phải là một ngoại tệ mạnh ? Em thấy hai thập niên trước, Tàu yếu xìu, thế giới vẩn mạnh giỏi. Ngày nay, Tàu mạnh giỏi thì thế giới yếu xìu ! Em không biết nước Tàu kéo ai và giúp gì cho thế giới. Thứ nhì, em không hiểu tại sao mấy cái QE lại nâng household income trong thời gian qua trong khi tiền lương và giờ làm không tăng bao nhiêu. Nói cách khác, hiệu quả từ biện pháp bơm tiền, theo em thấy, khác với tăng chi công ich công cộng, nó không nhằm tăng household income, nhưng chỉ có thể tăng giá trị asset phải không giá sư?
    Em rất thích những bài viết của giáo sư vì nó rất giá trị và phong phú đến nổi tưởng như không phải một người viết mà phải là một nhóm nghiên cứu. Em cũng không biết tại sao có quá ít bạn đọc tham gia cho ý kiến. Năm mới chúc giáo sư sức khỏe dồi dào và vạn sự như ý.
    Kính.
    Reply
    Replies
    1. Trong sáu năm qua, Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai nền kinh tế đã bơm tiền nhiều nhất để kích thích sản xuất nên cũng tạo ra những lệch lạc khá bất thường, mà vì kéo dài quá lâu lại trở thành chuyện bình thường cho nhiều người. Khi nói đến việc hai xứ này giảm dần và thu hồi biện pháp kích thích, tôi muốn nhấn mạnh đến biến động sắp tới sẽ lại gây hốt hoảng.

      Nên chú ý là việc thu hồi và đảo ngược biện pháp kích thích từ 2008 đến 2013 sẽ không hoàn tất trong một năm mà kéo dài nhiều năm, có khi cả chục năm. Và Trung Quốc không hạ cánh nhẹ nhàng đâu. Vì vậy sự biến động sẽ có chiều hướng gay gắt hơn.

      Chuyện về thực lực kinh tế Trung Quốc, tôi đã phân tích nhiều lần và sẽ còn nói nữa. Dù đồng Yuan của họ chưa là ngoại tệ lưu hành tự do và là phương tiện dự trữ phổ biến, nhưng lượng hàng hóa mua vào bán ra của nền kinh tế hơn tỷ người cũng ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác, "là đầu máy" trong ý nghĩa đó.

      Cám ơn Lê Minh đã theo dõi tiết mục khô khan này.

      Chúc mừng năm mới.

      Nghĩa

      Chuyện Hoa Kỳ, không là trọng tâm của mục kinh tế trên đài RFA, tôi sẽ trình bày nơi khác, vào dịp khác. Và giải thích vì sao biện pháp kích thích lại nâng lợi tức các hộ gia đình hơn 60% trong khi chỉ nâng sản lượng có 6% (sau khi giảm trừ lạm phát) và chưa đẩy thất nghiệp về mức 6-6,5% như người ta trông đợi.





      -
    2. Trong một kỳ sau, dịp khác, tôi sẽ trình bày về nghịch lý của kinh tế Mỹ (vốn không là chủ điểm của mục kinh tế trên đài RFA) và chuyện QE lại có tác dụng như vậy.

      Cám ơn Lê Minh đã theo dõi tiết mục khô khan này.

      Và chúc mừng năm mới!

      Nghĩa
  2. Dear Bác Nghĩa !
    Cháu có một chút thắc mắc muốn trao đổi với bác về việc nhận định về giá vàng trong năm 2014 này !
    Như Bác nhận định vàng vẫn là xu hướng tích trữ vàng khi phân tích là giá vàng sẽ tăng trong năm 2014 và những năm tiếp theo. Cháu nghĩ ngược lại là năm 2014 này thì giá vàng sẽ có xu thế giảm so với năm 2013 tức là giá nó sẽ xuống thấp hơn mức 1200usd/oz.
    Như bác phân tích là nguyên nhân chính của việc giá vàng sẽ tăng trong năm 2014 là cung của vàng thấp khi các công ty vàng phá sản và không hoạt động. Cháu không có thông số về số lượng các công ty vàng phá sản trong năm 2013 ( Cháu hi vọng bác đưa ra số liệu ), tuy nhiên trong năm 2013 Trung Quốc là nhà sản xuất vàng nhiều nhất thế giới với 430 tấn ( vượt 10% so với năm 2012 ). Ngoài ra, trong năm 2013 quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR quyết định không chọ vàng là hàng hóa tích trữ khi cho bán 500 tấn . Điều đó cho thấy nguồn cung về vàng trong năm 2014 khá dồi dào .
    Ngoài ra, khi FED quyết định cắt giảm gói QE3 trong năm 2013 và có thể cho dừng gói QE3 trong năm 2014. Kinh tế Mỹ trong năm 2013 có nhiều dấu hiệu tích cực ( GDP trong quý III tăng trưởng 4,1% ) .Chính vì vậy nên nó sẽ đẩy giá USD trong năm 2014 này lên cao. Và giá vàng thường chạy ngược chiều với giá USD. Và cháu nghĩ USD mới là tài sản để các nước và các tổ chức tài chính chọn để tích trữ trong năm 2014 .
    Reply
    Replies
    1. Tôi rất dè dặt khi nói về chuyện vàng vì nội dung quá phức tạp.

      Trong năm qua, vàng mất giá chừng 25%, đó là giá "vàng giấy" trao đổi trên thị trường tài chánh.

      Cùng lúc đó, cổ phiếu của các công ty đào vàng - cung cấp vàng thật, khác vàng giấy - lại sụt hơn 50%, lần đầu tiên họ bị lỗ từ 13 năm nay. Vì vậy, nhiều mỏ vàng đã bị đóng vì hết lời và điều ấy sẽ ảnh hưởng đến số cung, rồi đến giá vàng, trong tương lai.

      Khi nói đến vàng, đa số chúng ta nghĩ đến vàng miếng hay vàng lá cầm được trong tay - nó khác với vàng giấy, paper gold. Trong khi giới có tiền đầu tư "vào vàng" thì mua đồng tiền vàng, gold coins, cũng cầm được trong tay để gửi vào két bạc trong ngân hàng - hơi khác với bà con ta!

      Trong năm tới, biện pháp giảm đà kích thích tại Hoa Kỳ, và Trung Quốc trong mức độ thấp và chậm hơn, sẽ gây rất nhiều biến động trên các thị trường tài chính, nhất là ở các nước đang phát triển. Khi có biến, phản ứng của nhiều nơi sẽ lại là mua vàng!

      Hãy nghiệm ra sự hốt hoảng ấy khi thấy cổ phiếu tại Hoa Kỳ sụt mạnh trong vài tháng tới, là nghịch lý khi kinh tế Mỹ đã hồi phục mạnh hơn trước.

      Trung Quốc có thể sản xuất ra vàng nhưng có cho lưu hành số vàng đó ở bên ngoài không? Không, dân Tầu vẫn sẽ trữ vàng. Và Ấn Độ vẫn là nơi mua vào nhiều nhất....

      Sau Tết, có khi ta nói chuyện vàng!

      Anyway, Happy New Year!

      NXN


  3. Vâng ! Cháu hi vọng sau Tết Bác sẽ nói chuyện thêm về vàng ! Còn thật sự cháu chỉ nghĩ là những gì Bác phân tích ở trên phải cần có thời gian mới kiểm chứng được !

    Nhân dịp năm mới, cháu chúc bác sức khỏe dồi dào, nhiều niềm vui và hạnh phúc !
    Reply