Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Kinh tế Việt Nam đang ở ngã ba đường

- Nền kinh tế cứ thế đứng giữa ngã ba đường.  Mà về mặt kinh tế, nếu không làm triệt để, không giải quyết được tận gốc thì không thể thoát ra khỏi tình trạng khó khăn, ông Nguyễn Xuân Thành phân tích.

LTS: Trong cuộc trò chuyện với Tuần VN dịp cuối năm, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, nhà nghiên của Viện Rajawali về châu Á thuộc trường Harvard Kennedy đã mổ xẻ các tồn tại của kinh tế vĩ mô năm cũ và bài học cho năm 2014 sắp tới.
Năm 2013 sắp khép lại. Nếu phải mô tả bức tranh kinh tế vĩ mô của năm nay, ông sẽ nói gì?
- Chưa khi nào chúng ta lại trải qua giai đoạn khó khăn kéo dài đến như vậy, kể từ khi Đổi mới cho đến nay. Tính từ khi bắt đầu chịu tác động của khủng hoảng kinh tế đến nay đã tròn 6 năm rồi.
Sự khó khăn đó tác động đến tâm lý mọi tầng lớp, từ nhân dân lao động cho đến các DN, nhà đầu tư nước  ngoài v.v… Ai cũng có cảm giác không yên tâm.
tái cấu trúc, cải cách, kinh tế vĩ mô, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright

Một vấn đề khác nữa là trong suốt giai đoạn khó khăn kéo dài này, đã có những khoảnh khắc ngắn ngủi khi chúng ta nhắc  đến sự khởi sắc, phục hồi hay ổn định. Nhưng bao trùm đó luôn luôn là sự lo lắng, chưa hài lòng…
Chính vì thế nhiều người dân đặt kỳ vọng vào chương trình tái cấu trúc kinh tế và cải cách thể chế trong hai năm 2012 và 2013. Bởi những trục trặc hiện nay rất lớn,  ai cũng thấy và biết rằng phần nhiều những yếu kém về cơ cấu nội tại là do những nút thắt về thể chế chưa thông chứ không chỉ do tác động của khủng hoàng toàn cầu.
Cho nên khi Chính phủ đặt ra chương trình  tái cấu trúc và cải cách thì cũng có người hoài nghi nhưng rất nhiều người kỳ vọng. Vì đó là đường đi, nói chính xác hơn là lối thoát ra khỏi tình trạng vô cùng khó khăn hiện nay.
Chí ít, nếu chưa thể tăng trưởng nhanh được ngay thì cũng có thể góp phần đưa nền kinh tế quay trở lại trạng thái bình thường.
Nhưng không ai có thể phủ nhận được quyết tâm rất cao của Chính phủ, Quốc hội khi đưa hàng loạt thủ phạm gây tắc nghẽn nền kinh tế lên bàn nghị sự?
- Trên bàn nghị sự vừa qua đã thảo luận hàng loạt vấn đề lớn liên quan đến tái cấu trúc DNNN, đầu tư công, ngân hàng, sửa đổi Hiến pháp, Luật đất đai v.v…
Nhưng cho đến thời điểm hiện tại là giữa nhiệm kỳ thì việc tái cấu trúc hay cải cách vẫn vấp phải vô số rào cản.
Tức là đã có “chạm” vào vấn đề nhưng chưa giải quyết được nguyên nhân cốt lõi? Và hệ quả sẽ là gì thưa ông?
- Thì chưa làm đến nơi đến chốn, chưa giải quyết tận gốc được các tồn tại.
Nguyên nhân của sự chậm trễ này không phải do các giải pháp thiếu khả thi mà chủ yếu do lực cản từ các nhóm lợi ích. Do đặc thù của thời điểm giữa nhiệm kỳ…
Đây là tình thế “tiến thoái lưỡng nan”! Nền kinh tế cứ thế đứng giữa ngã ba đường.  Mà về mặt kinh tế, nếu không làm triệt để, không giải quyết được tận gốc thì không thể thoát ra khỏi tình trạng khó khăn.
Các chính sách thực hiện từ năm 2008 đến nay đã cho thấy một điều rất rõ ràng đó là, chúng ta lúc thì thắt chặt, lúc thì nới lỏng về chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo bình thường nhưng chưa làm được!
Giờ thì ai cũng biết rõ là phải cải cách thể chế và tái cấu trúc thì mới phục hồi được tăng  trưởng.
Trong khi đó sự bức xúc trong xã hội ngày càng tăng. Tăng trưởng thấp, việc làm ít, thu nhập có tăng nhưng không cải thiện được đời sống. Những mâu thuẩn trong xã hội nảy sinh, nhà đầu tư nản lòng, DN thì co cụm; BĐS vẫn chết đứng, khó khăn của ngân hàng vẫn nằm đấy…
tái cấu trúc, cải cách, kinh tế vĩ mô, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright
Ông Nguyễn Xuân Thành (Ảnh: Duy Chiến)
Vậy đâu là điểm sáng của năm 2013?
- Có một hướng đi đang được mọi tầng lớp ủng hộ, kỳ vọng, từ người dân đến các nhà quản lý.  Đó là việc chúng ta đang tiếp tục hội nhập quốc tế sâu và rộng hơn.
Xin giải thích rõ hơn thế này. Trong lúc cải cách và tái cấu trúc tương đối khó khăn, thì con đường để kinh tế phục hồi và con đường nhận được sự ủng hộ lớn đó chính là hội nhập.
Xin ông giải thích rõ hơn?
- Trở về giải đoạn đầu hội nhập, thời kỳ đàm phán gia nhập AFTA, ASEANhay WTO, Hiệp định thương mại song phương, có rất nhiều ý kiến khác nhau,không phải ai cũng đồng tình ủng hộ  hết đâu.
Như nhiều người kể lại, thì chính Thủ tướng Phan Văn Khải đã từng lấy bút ra ký Hiệp định thương mại song phương ở New Zealand nhưng có chỉ đạo “chưa ký vội”! Hay đàm phán WTO cũng vậy.
Nhưng bây giờ ở các cuộc họp hay thảo luận trong các giới quản lý, giới khoahoặc hoặc DN đều ủng hộ tiến trình này rất mạnh mẽ.
Nhìn ra xung quanh, có thể thấy xu hướng là thời gian gần đây, Việt Nam thể hiện sự tích cực, mạnh mẽ nhất trong việc tham gia các vòng đàm phán tự do hóa thương mại  mang tính khu vực và song phương.
Những vòng đàm phán hiện nay như ASEAN + 3, TPP (Hiệp định đối tác xuyênThái Bình Dương), song phương Việt Nam – EU đều thuộc loại “nặng ký” cả.
Và, tất cả các ý kiến đều ủng hộ! Không những thế mà còn đặt vào đó rất nhiều kỳ vọng…
Cụ thể là?
- Những người có quan điểm rằng nền kinh tế VN vẫn vững mạnh, không cần đổi mới thể chế hay cải cách thì ủng hộ xu hướng hội nhập bởi cho rằng, đây là cơ hội để mở rộng thị trường cho DN và hàng hóa VN xuất khẩu. Đồng thời, quảng bá cho hình ảnh VN, như điểm đến thu hút dòng vốn đầu tư. Vậy là không ần cải cách hay đổi mới. Nhờ hội nhập sẽ giúp kinh tế tăng trưởng trở lại.
Ngược lại, những người lâu nay vẫn kiên định lập trường phải tái cấu trúc, phải khai thông các nút thắt thể chế thì cũng xem đây là thời cơ. Bởi, họ cho rằng, những lời kêu gọi, vận động đòi hỏi phải tái cấu trúc lâu nay chưa có kết quả, thì nhân dịp này, tạm ngưng “đụng chạm” câu chuyện đó, để tập trung bàn câu chuyện hội nhập. Hy vọng sẽ nhờ các cam kết quốc tế để quay trở lại biến thành động lực thúc đẩy cải cách, đổi mới ở trong nước. Nói cách khác, khi tiến trình tự nhiên chưa cho phép thì sẽ phải thúc đẩy sau đó bằng con đường hội nhập.
  • Duy Chiến
  • Việt Nam có thực tâm muốn cải cách?

    "Không ai có thể bắt một đất nước có chủ quyền mạnh như Việt Nam phải cải cách được. Vấn đề cuối cùng là thực tâm có muốn cải cách hay không thôi", ông Nguyễn Xuân Thành nêu quan điểm.
    Liệu có thể yên tâm rằng, hội nhập là con đường vòng để tháo gỡ những nút thắt khó khăn hiện nay? So với láng giềng, Việt Nam đang ở đâu?  Tuần Việt Nam giới thiệu phần tiếp theo cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, nhà nghiên của Viện Rajawali về châu Á thuộc trường Harvard Kennedy.
    Nợ xấu là vấn đề lớn nhất
    Trong bối cảnh hiện nay, ông có cho rằng hội nhập sẽ góp phần cải cách nền kinh tế Việt Nam? Khi gia nhập WTO ta cũng có nhiều hy vọng như vậy song thực tế nhiều cam kết WTO vẫn chưa được thực hiện?
    - Thực ra quan điểm và kỳ vọng đó cũng không hoàn toàn đúng vì chưa có cơ sở. Không ai có thể bắt một đất nước có chủ quyền mạnh như Việt Nam phải cải cách được.
    Vấn đề cuối cùng là thực tâm có muốn cải cách hay không thôi.
    Đương nhiên, cái gì cũng cần có điều kiện và cái giá của nó.
    Có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam, nhưng công cuộc cải cách của Trung Quốc đang diễn ra mạnh mẽ hơn. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?
    - Bản chất của vấn đề này là lợi ích và chi phí từ chính những người làm chính sách. Đó là cán cân để họ lựa chọn.
    Nếu lợi ích của việc thay đổi chính sách thấp hơn chi phí thì người làm chính sách sẽ nghiêng về lợi ích.  Trung Quốc đã cải cách mạnh mẽ bởi họ thấy rõ tầm quan trọng mà cải cách sẽ mang lại. Việt Nam thì nhìn nhận khác, thấy rõ lợi ích của cải cách nhưng chi phí quá lớn nên  e dè!

    Ông Nguyễn Xuân Thành. Ảnh Duy Chiến
    Ông có thể giải thích rõ hơn?
    - Tôi nói thẳng nhé: vấn đề lớn nhất hiện nay là nợ xấu của các ngân hàng. Trước mắt phải xử lý nợ xấu, sau đó về lâu dài phải xử lý vấn đề sở hữu chéo, xây dựng hệ thống giám sát bảo đảm sự hoạt động an toàn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
    Làm rốt ráo thì nợ xấu giảm đi, ngân hàng mạnh lên, sẽ tiếp tục cho vay, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng Chính phủ đã tuyên bố không bỏ tiền nhà nước ra xử lý thì lấy đâu để giải quyết vấn đề vướng mắc của ngân hàng hiện nay?
    Chúng ta hãy xem nhiều nước xử lý vấn đề này, ví dụ Hoa Kỳ.
    Là đất nước có nền kinh tế thị trường mạnh, sở hữu nhà nước rất thấp nhưng khi hệ thống ngân hàng đổ vỡ, Chính phủ Hoa Kỳ bỏ tiền ra xử lý dù nợ xấu do các ngân hàng tư nhân gây ra. Đấy là bỏ ra chi phí để đạt được lợi ích lâu dài.
    Trong khi đó, ở Việt Nam, Chính phủ không chấp nhận trả mức chi phí đó nên ngân hàng phải tự cứu lấy mình. Ngân hàng giữ lại nợ xấu đó để xử lý dần dần. Làm như vậy thì mất thời gian chứ không thể nhanh được?
    Thứ hai là cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
    Ai cũng biết DNNN hoạt động không hiệu quả. Ở đây có sự mâu thuẫn rất lớn: trong thời kỳ kế hoạch tập trung thì quản lý rất chặt chẽ. Ông giám đốc không có quyền gì cả, chỉ biết nhận vật tư và sản xuất theo số lượng được giao. Sản phẩm làm ra có người đến lấy. Chuyển qua cơ chế thị trường, trao cho ông giám đốc quyền tự chủ thì lẽ ra phải được tự chủ đầu tư, kinh doanh chứ. Nhưng đến khi kinh doanh sai, đầu tư ra ngoài không hiệu quả, rồi để tham những dẫn đến đổ bể thì bảo là "buông lỏng quản lý"?
    Làm sao ông Bộ trưởng có thể giám sát được tất cả hoạt động của một tập đoàn? Ngay cả ông Chủ tịch tập đoàn và ông Tổng giám đốc cũng không thể biết hết các công ty con của mình làm ăn ra sao. Không thể lúc nào cũng giám sát hết được và không thể mọi cái đều duyệt, đều phải đi xin phép được. Lẽ ra DN phải hoạt động theo tín hiệu của thị trường và chịu sự giám sát của thị trường.
    Tôi không chỉ định anh làm dự án này hay dự án kia; không buộc ngân hàng phải cho anh vay. Anh cứ làm như một DN bình thường. Các ngân hàng sẽ thẩm định để cho vay.
    Nhưng ta không làm đựoc điều đó. Về bản chất, nhà nước vẫn muốn dùng DNNN là công cụ của chính sách.
    Tư duy này đến nay vẫn chưa thay đổi được, đúng hơn là chưa muốn thay đổi.
    Ở các nước vẫn có DNNN nhưng họ không dùng DNNN là công cụ điều chỉnh chính sách vĩ mô. Nên khi cần cải cách họ làm rất dễ dàng.
    Nền kinh tế Việt Nam vẫn có tính năng động đặc biệt, không những không đổ vỡ mà còn tiếp tục tăng trưởng dù là chậm! Chính điều đó khiến áp lực thay đổi, áp lực cải cách chưa đủ mạnh.
    Đầu tư công cũng như vậy. Ai cũng biết hai tỉnh nằm cạnh nhau thì không việc gì phải cần hai cái sân bay hoặc hai cảng biển. Đây là lợi ích. Nếu phối hợp lại chúng ta sẽ loại bỏ được nhiều dự án lãng phí, như thế sẽ mang lại lợi ích lớn cho quốc gia vì tiết kiệm được nhiều tiền. Nhưng chi phí mất đi là không có tiền cho các đơn vị thực hiện dự án! Vậy là người ta cứ thế làm.
    Chuyện cải cách thể chế cũng như vậy. Luật đất đai có nhiều bất cập, nói rất nhiều nhưng đưa lên bàn cân thì chi phí vẫn lớn hơn lợi ích cho nên khó thay đổi.
    Nhưng, tôi vẫn muốn nhắc lại, là nền kinh tế Việt Nam vẫn có tính năng động đặc biệt, không những không đổ vỡ mà còn tiếp tục tăng trưởng dù là chậm! Chính điều đó khiến áp lực thay đổi, áp lực cải cách chưa đủ mạnh.
    kinh tế, nợ xấu, ngân hàng, Chính phủ, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar
    Ông Nguyễn Xuân Thành: "Những chính sách phát triển kinh tế của Myanmar có rất nhiều trục trặc và đang ở tầm khác xa Việt Nam mà họ đang phải học tập Việt Nam rất nhiều" 
    Myanmar còn phải học Việt Nam nhiều
    Nhìn qua láng giềng gần trong ASEAN, hiện có Myanmar đang được xem là "ngôi sao" cải cách được chú ý. Theo ông họ đã có bước đi như thế nào?
    - Phải thận trọng khi nói về Myanmar. Họ khác với Việt Nam là cải cách chính trị trước. Nhìn vào thấy như vậy nhưng bên trong còn rất nhiều vấn đề.
    Hiện tôi đang làm việc bên Myanmar và tôi đã nghiên cứu quan sát nhiều ở đây.  Myanmar đang phải đối phó với thách thức còn nhiều hơn ở Việt Nam. Sự trì trệ còn nhiều hơn. Myanmar đang như Việt Nam vào thời kỳ bắt đầu đổi mới những năm cuối thập niện 80 và đầu 90.
    Điều khác nhau là khi Việt Nam bắt đầu đổi mới thì chưa có tầng lớp đại gia và nhóm lợi ích. Còn Myanmar chưa đổi mới đã có tầng lớp này khá mạnh.
    Những chính sách phát triển kinh tế của họ có rất nhiều trục trặc và đang ở tầm khác xa Việt Nam mà họ đang phải học tập Việt Nam rất nhiều. Việt Nam đang có quá nhiều khu công nghiệp còn Myanmar đang xoay xở làm thế nào để có được khu chế xuất như Tân Thuận của Việt Nam.
    Việt Nam đã có điện lưới quốc gia còn Myanmar chưa, nông dân còn thắp đèn. Xay lúa còn chạy máy phát điện chạy bằng dầu diesel. Trong sản xuất nông nghiệp, năng suất lúa của nông dân Myanmar chỉ bằng ½ năng suất lúa của nông dân Việt Nam.
    Nếu so sánh thì nên so sánh Việt Nam với Thái Lan và Trung Quốc.
    Trở lại những vấn đề của Việt Nam, ông có dự cảm gì hoặc dự báo tình hình gì ở Việt Nam trong năm 2014?
    - Nếu nhìn về trung hạn thì trong năm 2014 tăng trưởng kinh tế vẫn thấp. Kỳ vọng xuất hiện sự tăng trưởng nhanh chưa có.
    Nhưng về điều tiết vĩ mô sẽ kỳ vọng có một số thay đổi như sự nới lỏng có giới hạn. Chính phủ đã đề nghị Quốc hội nới lỏng trần bội chi, phát hành trái phiếu. Chính sách tiền tệ có sự hỗ trợ một phần việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng...
    Tức cũng là "tinh chỉnh" chính sách vĩ mô trong bối cảnh cần tái cấu trúc một cách mạnh mẽ.
    Xin cảm ơn ông!
    Duy Chiến(thực hiện)

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Tổng kết kinh tế Việt Nam 2013

Viết tặng thành viên Mèo Lười
Chúc các Thành viên Giáng sinh an lành

Kinh tế Việt Nam là nơi hội tụ đủ những thói hư tật xấu của kinh tế thế giới, nên việc liệt kê những "yếu kém" của nền kinh tế trở nên thừa và thiếu khách quan. Không vì thế mà mất đi những ưu việt của định hướng XHCN. Sau đây là những thành quả nổi bật,

1. Tăng trưởng kinh tế của VN ở mức trên trung bình của thế giới
Cuối năm, kết sổ tăng trưởng GDP đạt 5.42% cao gấp rưỡi so với bình quân thế giới (khoảng 3%)


Tham khảo:
Kinh tế Việt Nam: Ý nghĩa của tăng trưởng GDP
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng GDP bằng mọi giá

2. Sau nhiều năm tăng trưởng liên tục, Tổng sản lượng tính theo đầu người của Nền kinh tế VN đã vượt qua Ngưỡng Nghèo, vững chắc đứng vào hàng ngũ các nước có Thu nhập Trung bình của thế giới.

Mc Donald đã tiến hành đặt cửa hàng đầu tiên tại VN. Tiêu chuẩn của Mc Donald là chỉ vào thị trường nào có GDP đầu người từ $2,000. Xem thêm http://www.vietnamplus.vn/mcdonalds-cong-bo-dia-diem-cua-hang-dau-tien-o-viet-nam/236146.vnp

3. Chính phủ đã kiểm soát được lạm phát ở mức dưới 6%Lạm phát 2% đã làm CP Trung quốc sốt vó nhưng lại được CP VN hài lòng với con số gấp 3 lần. Tuy cao so với mặt bằng thế giới, nhưng thành tích lạm phát 6.04% là thành tích đáng tự hào so với mức 18%, 12% những năm trước đó.
Tham khảo:
CPI ảnh hưởng thế nào
Chỉ số CPI, giá cả tăng và thu nhập thực tế

4. Từng bước giảm nhập siêu, tiến tới xuất siêu vững chắc
Từ một nước nhập siêu, VN đã dần dần trở thành nước xuất siêu, Trung quốc trở thành nơi gia công hàng cho VN. Giảm nhập siêu không phải do dân ta giảm tiêu thụ nội địa mà là một phần tiêu thụ được phát sinh ở ngoài nước.
Từ chỗ nhập siêu đến 20 tỷ USD, 2012 bắt đầu xuất siêu
Năm 2013 xuất khẩu đạt 132,2 tỷ USD, nhập khẩu 131,3 tỷ USD, xuất siêu 900 triệu đô
Tham khảo: Khái niệm bị hiểu lầm 2: Xuất siêu thì tốt, nhập siêu thì xấu

5. Ngân hàng Nhà nước thắng lợi trong kinh doanh vàng
Thắng lợi trên cả 2 mặt: lợi nhuận kinh tế và vị thế độc quyền vàng miếng. Khẳng định kinh tế chỉ có thể phát triển với điều kiện doanh nghiệp quốc doanh phải làm chủ đạo (thực tế là độc quyền).

6. Cân đối được cung - cầu lúa gạo
Lần đầu tiên từ khi xuất khẩu gạo, đã không còn gạo để xuất, khắc phục được tình trạng bị dìm giá vì sản lượng lúa gạo dư thừa, mở đầu cho sự khởi sắc về kinh tế nông nghiệp.
Tham khảo: Ép giá nông phẩm

7. VN là một đại gia về xuất khẩu trên thế giới.
Hạng 1 về lúa gạo, hạng 2 về cà phê, và hạng 3 về tôm và mủ cao su

8. VN được đứng vào hàng ngũ những nước có giá cả đắt đỏ trên thế giới
Nơi nào giá cả đắt đỏ thể hiện là nơi có mức sống cao. Nơi có giá tách trà 2 bảng hẳn cuộc sống tốt hơn ở nơi ly trà có đá chỉ 2 ngàn đồng.
Tham khảo: Chống phá giá và cách tính thuế

9. Một phát hiện mới xứng đáng với giải Nobel Kinh tế, đó là việc điều hành kinh tế của hệ thống chính trị không hề "yếu kém" như báo chí tuyên truyền mà là hành động có ý thức để bảo vệ lợi ích nhóm - lợi ích đảng.
Tham khảo:  Không có tham nhũng tại Việt Nam

10. Nền kinh tế trả lãi vay ngân hàng nhiều hơn tăng trưởng.Dư nợ toàn hệ thống là trên 3 triệu tỷ đồng. Lãi huy động thông dụng hiện là 7%, lãi cho vay có hiệu quả là 10% thì lãi phát sinh trong 1 năm là 300 ngàn tỷ đồng. Trong khi tăng trưởng GDP là 5.42% của sản lượng  khoảng trên 3 triệu tỷ đồng

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Quốc gia trong đó người dân không chấp nhận lẫn nhau là một quốc gia không có tương lai

5 Tháng 12 2013 lúc 9:45

                                                               (Một góc nhìn về “Lục địa đen”)

Đây là một góc nhìn về các nước trung Phigồm gần bốn mươi quốc gia toàn người da đen, với gần 80% dân số châu Phi (tức ngoạitrừ năm nước Bắc Phi: Algéria, Morocco, Tunisia, Libya và Ai Cập là những nướcda trắng và Nam Phi là nước ở cực nam châu Phi cũng là một nước do người datrắng thành lập và do thiểu số da trắng cai trị trong hàng thế kỷ

Các nước này chođến nay vẫn chỉ là một khối lạc hậu, có quá khứ nhưng không có lịch sử và chưachắc chắn có một tương lai đáng gọi là một tương lai. Vùng châu Phi này là mộtthảm kịch không chỉ riêng cho người da đen mà cho cả nhân loại. Hiện tại đã đentối, lương lai lại còn đen tối hơn. Đất đai đang khô cằn đi, nạn nhân mãn ngàycàng trầm trọng, bệnh AIDS gia tăng kinh khủng, chết đói quanh năm, chiến tranhbộ lạc thường ngày, đôi khi với những cuộc diệt chủng khó tưởng tượng. Tất cảmọi chương trình phát triển châu Phi Da Đen với sự tài trợ và yểm trợ của cácđịnh chế quốc tế cho tới nay đều đã thất bại. Lý do chính, nếu không muốn nóilà duy nhất, khiến mọi cố gắng đưa châu Phi ra khỏi bế tắc đều thất bại là cácchính quyền của các nước ở đây đều rất yếu. Chúng chỉ có hình thức màkhông có nội dung. Một đám loạn quân ô hợp chừng vài ngàn người, có khi chỉ cầnvài trăm người, cũng có thể đánh gục một chính quyền hợp pháp. Một đại úy, cókhi một trung sĩ, cũng có thể đảo chính lật đổ chính quyền để tự xưng là tổngthống, kiêm đại tướng tổng tư lệnh tối cao quân lực, để rồi sau đó ít lâu cũngbị lật đổ. Các chính quyền trong đại đa số chỉ là những chính quyền giả tưởng,không đủ sức mạnh để tự vệ, chưa nói để đôn đốc những cố gắng phát triển. Trongsuốt ba thập niên 1960, 1970 và 1980 độc tài đã được coi là giải pháp để giảiquyết vấn đề yếu kém của các chính quyền. Nhưng các chế độ độc tài đã không đemlại những nhà nước mạnh mà chỉ đem đến tham nhũng và nghèo khổ, có khi còn làmtan vỡ nhiều quốc gia như Somalia, Ethiopia, Liberia, Sierra Leone, Suđan v v.


Tại saocác chính quyền châu Phi lại đều yếu?
Cho tới nay giảithích thông thường nhất và hình như được mọi người chấp nhận là các biên giớiquốc gia tại châu Phi đều giả tạo, do các chính quyền thực dân châu Âu vạch ramột cách tùy tiện, dựa trên những vùng chiếm đóng của các nước châu Âu trướcđây chứ không phân ánh một thực tế chủng tộc và văn hóa nào cả. Có những sắctộc bị ngăn cách và phân tán trong nhiều quốc gia, ngược lại phần lớn các quốcgia đều bao gồm những sắc tộc thù địch với nhau. Giải thích này có lý. Các biêngiới tùy tiện này chắc chắn không đóng góp tạo ra sự ổn định. Tuy nhiên cónhững điều có lý mà không đúng, và đây là một trường hợp.
Nếu những bất ổntại châu Phi là do các biên giới do các chính quyền thực dân vạch ra thì phảitrả lời thế nào hai câu hỏi sau đây:
- Tại sao TổChức Đoàn Kết Châu Phi (OUA- organisation de lunité Africaine hay AUO -africanUnity Organization) đã nhanh chóng thỏa thuận coi những biên giới này là chínhthức và phải được tôn trọng? Cần lưu ý là quyết định này đã là quyết định đầutiên của các nước châu Phi và đã được đồng thanh biểu quyết.
- Tại sao chotới nay chưa hề có những tranh chấp biên giới?
Như vậy phải kếtluận rằng biên giới giả tạo không phải là nguyên nhân đưa đến sự yếu kém củacác chính quyền châu Phi Da Đen. Vậy nguyên nhân thực sự là gì?
 Các nhà nướctại châu Phi đều yếu vì chúng là những nhà nước không có quốc gia. Châu Phi DaĐen chỉ có những nhà nước chứ không có quốc gia nào. Các quốc gia này đều giảtạo vì đều không dựa trên một nền tảng dân tộc, lịch sử và văn hóa nào cả.Người Mỹ đã mau chóng tự thành lập được một quốc gia từ số không, những ngườichâu Phi lại không làm được với sự trợ giúp của thế giới, bởi vì họ không có ýthức dân tộc, nghĩa là không có nguyện ước sống chung với nhau và xây dựng vớinhau một tương lai chung. Họ không nhìn nhau như đồng bào mà như những kẻ thù,hay cùng lắm như những người xa lạ. Đó là một nguyên nhân nội tại của châu Phi DaĐen và hiện diện trong mọi nước

Tạisao họ không chấp nhận lẫn nhau?
Đó là hậu quảcủa đợt săn bắt và buôn bán nô lệ đã diễn ra một cách man rợ trong ba thế kỷ17, 18 và 19. Và các chính khách da đen đang buộc tội người phương Tây đã gây ra hậu quả này. Sự thực có phảinhư vậy không?
Không biết tục buônbán nô lệ đã có từ thời nào tại châu Phi. Có lẽ nó đã có ngay từ khi người châuPhi Da Đen bắt đầu sống có tổ chức. Xã hội châu Phi đã ra đời trong sự thiếuvắng hoàn toàn một ý thức về loài người như là một chủng tộc với cấu tạo cơthể, những khả năng và những nhu cầu như nhau và do đó cần kính trọng lẫn nhau.Tuyệt đối không có sự thương yêu giữa người và người, ngoại trừ liên hệ bộ tộcvà huyết thống. Các bộ lạc và các gia đình có thể lực đã săn bắt nô lệ phụcdịch cho mình và đem buôn bán hoặc giết bỏ như một vật dụng từ một thời rất xaxưa. Đến thế kỷ thứ 10 bắt đầu có dịch vụ xuất cảng nô lệ sang các nước A Rập,đặc biệt là Ai Cập. Việc buôn bán nô lệ giữa khối A Rập và châu Phi vẫn tiếptục trong thời gian có làn sóng buôn bán sang châu Mỹ. Theo ước lượng của mộtsố nhà nghiên cứu thì số lượng nô lệ bị bán qua châu Mỹ trong hơn hai thế kỷ,khoảng mười triệu người, cũng tương đương với số lượng nô lệ bị bán sang khối ARập trong chín thế kỷ.
Khi người datrắng  tìm thấy một thị trường xuất cảngnô lệ vào giữa lúc mà sự phát triển của nông nghiệp Hoa Kỳ đòi hỏi nhiều nhânlực mới đã làm cho phong trào săn bắt nô lệ gia tăng hẳn lên cả về qui mô lẫnmức độ tàn bạo. Nhưng không phải các toán thực dân da trắng đã lùng bắt ngườida đen. Cũng không phải người da trắng đã chỉ huy các toán quân da đen đi sănbắt nô lệ. Người phương Tây đã chỉ mua nô lệ của các trung tâm cũng cấp nô lệ.Việc truy lùng và săn bắt nô lệ hoàn toàn do các tổ chức da đen tại châu Phithực hiện. Các tổ chức nhà nước đầu tiên ra đời tại châu Phi đã là những nhànước sản xuất nô lệ (một cụm từ thông dụng thời đó). Các thủ đô của những nhànước sản xuất nô lệ được thành lập tại các vùng bờ biển, đó vừa là những trungtâm tập trung nô lệ cuối cùng trước khi xuống tàu vừa là nơi tập trung nhữnghàng hóa được chở tới để trao đổi. Khi nguồn nhân lực vùng bờ biển suy giảm,một số vệ tinh được thành lập trong đất liền để săn bắt sâu hơn trong lục địa.Các nhà nước nô lệ vì vậy còn có những chư hầu trong lục địa thi đua làm côngtác săn bắt nô lệ và bán lại cho thủ đô. Sau đó còn có một số bộ lạc khác vìmuốn sống yên ổn cũng phải đi lùng bắt nô lệ để nộp cho các trung tâm lớn hơn.Nhiều khi các bộ lạc giao chiến với nhau để vừa tự vệ vừa bắt tù binh làm nôlệ.
Trong suốt bathế kỷ 17, 18 và 19, cả châu Phi tan tác vì một phong trào săn lùng nô lệ rộngkhắp và điên cuồng. Số nô lệ tới được bờ biển để xuống tàu chỉ là một tỷ lệtương đối nhỏ so với số người bị thiệt mạng vì bị giết trong lúc bị truy lùnghay chết vì kiệt sức trên đường áp tải ra bờ biển. Mặc dầu vậy, vào năm 1815,khi nước Anh cấm các nước thuộc ảnh hưởng của mình buôn bán nô lệ họ đã phảibồi thường thiệt hại cho số lượng 800.000 nô lệ tồn kho. Con số này tự nó nóilên qui mô và mức độ man rợ của phong trào buôn bán nô lệ.
Bắt đầu từ cuốithế kỷ 18 tại Anh, nước buôn bán nô lệ nhiều nhất, đã có những tiếng nói phảnđối. Năm 1807 quốc hội Anh biểu quyết một đạo luật cấm mọi hoạt động buôn bánnô lệ. Tích cực trong việc buôn bán nô lệ trước đó bao nhiêu, nước Anh sau đótận lình trong cố gắng bài trừ việc buôn bán nô lệ bấy nhiêu. Họ gặp sự chốngđói của Tây Ban Nha và sự chần chừ của Pháp. Tuy vậy vào năm 1815, nhờ sức mạnháp đảo, họ cũng đã áp đặt được một hiệp ước quốc tế cấm buôn bán nô lệ. Từ đócác tàu chiến của Anh ráo riết truy kích các tàu buôn nô lệ trên biển cả. Việcbuôn bán nô lệ sau đó tuy vẫn còn tiếp tục một cách lén lút nhưng đã giảm hẳnđi. Trong nửa sau thế kỷ 19, mặc dầu việc buôn bán nô lệ sang châu Mỹ đã coinhư chấm đứt, việc săn bắt nô lệ tại châu Phi không giảm đi mà chỉ tăng thêm vềmức độ dã man. Số cầu về nô lệ giảm đi càng khiến các nhà nước sản xuất nô lệtrở nên tàn ác hơn. Những nô lệ yếu đuổi bị tàn sát thẳng tay để chỉ giữ lạinhững nô lệ khỏe mạnh và được giá. Năm 1885, khi các cường quốc châu Âu họp tạiBerlin vàquyết định chia nhau cai trị trực tiếp châu Phi, tệ xuất cảng nô lệ mới chấmdứt.
Tập quán buônbán nô lệ đã là một truyền thống lâu đời của người châu Phi. Nhưng, như mọi tậpquán, nó đã được thời gian bình thường hóa. Người châu Phi, kể cả những nạnnhân, đều dần dần sống quen với nó, và châu Phi Da Đen cũng đã ổn định ở mộtmức độ văn minh và phát triển tối đa mà một xã hội không có ý thức về con ngườicó thể đạt tới. Sự giao dịch với khối A Rập đã biến việc buôn bán nô lẽ giatăng và trở thành một hoạt động ngoại thương từ thế kỷ thứ 10, nhưng dần dầnvới thời gian nó cũng đã thành một điều mà người châu Phi cam chịu như một địnhmệnh. Trái lại, chính đợt săn lùng qui mô và man rợ diễn ra từ thế kỷ 17, khingười châu Âu bắt đầu buôn nô lệ sang châu Mỹ, đã vượt quá mọi sức chịu đựng vàlàm châu Phi hoàn toàn tan nát. Sau đó sự cai trị của người châu Âu đã dần dầnkhai hóa cho người châu Phi Da Đen khiến họ ý thức được sự tàn bạo mà họ đã lànạn nhân, rồi căm thù những thủ phạm. Nhưng các thủ phạm lại không ai khác hơnlà những người đang cầm quyền, hay các bộ lạc lân cận.

Hơn một nửa thếkỷ dưới trật tự áp đặt của người châu Âu đã phần nào hàn gắn những đỗ vỡ, nhưnggần một nửa thế kỷ độc lập đã chỉ mở lại những vết thương khi các bộ lạc da đenphải trực diện với nhau. Cần ý thức rằng khi các nước châu Âu quyết định chianhau cai trị châu Phi thì tại lục địa này chỉ có những nhà nước sản xuất nô lệ.Những kháng cự ít ỏi mà họ gặp đã chỉ là những kháng cự của các nhà nước này.Châu Phi lúc đó đã hoàn toàn tan rã và kiệt quệ, những con người duy nhất cóchút khôn ngoan đều là những kẻ săn nô lệ. Để cai trị, người châu Âu đã phảidùng lại chính những người này. Sau đó đến khi các nước châu Âu rút ra họ cũngtrao lại chính quyền cho con cháu của những trùm săn bắt và buôn bán nô lệ,những kẻ mà với ngôn ngữ ngày nay ta có thể gọi là tội phạm đối với nhân loại.
 Các chính quyền châu Phi vì vậy không có cănbản chính đáng nào. Tập đoàn cầm quyền luôn luôn phải dựa trên một sắc tộctrong khi các sắc tộc khác nhìn sắc tộc cầm quyền, và nhìn nhau, như những kẻthù không thề đội trời chung. Quốc gia trong đó người dân không chấp nhận lẫnnhau là một quốc gia không có tương lai
     (Sưu tầm)