Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Những động thái kinh tế Việt Nam nổi bật đến giữa năm và dự báo cả năm 2013

Bơm 40.000 tỷ vào nền kinh tế mỗi tháng

Về gói 30 nghìn tỷ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, phấn đấu đến hết năm 2013 giải ngân được khoảng 15 - 20 nghìn tỷ đồng.

Là thành viên cuối cùng của Chính phủ đăng đàn trong phiên trả lời chất vấn chiều nay 14/6 tại Quốc hội, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày báo cáo cập nhật tình hình kinh tế - xã hộicác nhiệm vụ cần quan tâm trong thời gian tới.
Theo Phó Thủ tướng, trong 5 tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô tiếp tục chuyển biến tích cực. Lạm phát được kiểm soát, giá tiêu dùng tháng 5 giảm 0,06%; 5 tháng tăng 2,35%, là mức thấp nhất trong 4 năm qua. Mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm; dư nợ tín dụng chuyển dịch theo hướng tốt hơn, tăng 2,98%, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên.
Tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định. Xuất khẩu tăng 15,1%, nhập khẩu tăng 16,8%.Vốn FDI đăng ký đạt 8,52 tỷ USD, tăng 8,9%; giải ngân đạt 4,58 tỷ USD, tăng 1,6%; giải ngân vốn ODA đạt 1,5 tỷ USD, bằng 31,3% kế hoạch cả năm, cao hơn so với cùng kỳ (25%)…
Tuy nhiên, kinh tế xã hội còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Từ nay đến cuối năm, Chính phủ kiên trì, nhất quán thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; theo dõi sát diễn biến tình hình để điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách, nhất là về tài khóa - tiền tệ, hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu quyết liệt hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 mà Quốc hội đã đề ra.
Phó Thủ tướng cũng đã có phần giải trình bổ sung một số nội dung liên quan đến giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Về tín dụng, xử lý nợ xấu, theo Phó Thủ tướng, thời gian tới sẽ triển khai các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp thông qua tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đơn giản hóa thủ tục, thực thi các chương trình hỗ trợ nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu chủ lực như lúa gạo, cà phê, cá tra, tôm...
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, giảm lãi suất đối với các khoản tín dụng đã vay. Tháo gỡ khó khăn, hướng dòng vốn tín dụng vào các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có thị trường, cho vay tiêu dùng cá nhân, kích thích sức mua, góp phần tăng tổng cầu cho nền kinh tế.
Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng đến cuối năm 2013 là 12%, bình quân hàng tháng sẽ có thêm khoảng 40 nghìn tỷ đồng vốn tín dụng cho nền kinh tế.
Tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp xử lý nợ xấu theo Đề án đã được phê duyệt. Khẩn trương đưa Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam đi vào hoạt động để tập trung xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu cao trên 3%.
Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức tín dụng thành lập công ty quản lý tài sản của mình để xử lý nợ xấu. Phấn đấu đến cuối năm, sẽ xử lý được khoảng 105 nghìn tỷ đồng nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu về mức an toàn vào năm 2015.
Về tháo gỡ khó khăn trực tiếp cho thị trường bất động sản và tạo điều kiện nhà ở cho nhân dân. Chính phủ đã chỉ đạo triển khai thực hiện hỗ trợ cho vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội theo Nghị quyết số 02/NQ-CP với tổng số tiền dự kiến khoảng 30 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên, việc triển khai còn chậm. Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xử lý các vướng mắc để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn này, phấn đấu đến hết năm 2013 giải ngân được khoảng 15 - 20 nghìn tỷ đồng. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo bước chuyển mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết nhu cầu nhà ở xã hội.

Thành Hưng
Theo Trí Thức Trẻ

Những động thái kinh tế Việt Nam nổi bật đến giữa năm và dự báo cả năm 2013

 (Tamnhin.net) - Về tổng thể, năm 2013 sẽ vẫn là năm khó khăn chung của cả nền kinh tế thế giới và của Việt Nam. Các dự báo kinh tế của hầu hết các tổ chức và quốc gia vẫn thường xuyên bị điều chỉnh theo hướng giảm xuống. Kinh tế Việt Nam năm 2013 được ghi nhận bởi một số động thái chủ yếu sau.

Thứ nhất, chỉ số CPI sẽ dưới một con số là chắc chắn, với ước tính khoảng trên dưới 7,5% theo dự báo của ADB. Ngoài ra, giá thực phẩm tăng cao, sản lượng lúa tăng, nhưng tỷ lệ hộ chăn nuôi trống chuồng lại tăng và trong quý I/2013, giá xuất khẩu giảm mạnh (năm trước giảm tới 11%, 3 tháng năm nay giảm 10,2%); nếu Chính phủ không cho mua tạm trữ thì giá lương thực ở trong nước còn giảm sâu hơn nữa. Giá chi phí đầu vào tăng, giá bán ra tăng chậm, trong khi giá hàng tiêu dùng phi lương thực tăng cao hơn. Tâm lý tiết kiệm tiêu dùng vẫn chưa được cải thiện.

Thứ hai, GDP cả năm GDP sẽ tăng ở mức cao hơn năm 2012 một chút, tức sẽ tăng từ 5,2-5,5%. ; rất có thể năm 2013 sẽ là năm thứ hai liên tiếp ghi nhận kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng GDP cả năm thấp hơn mức trung bình của khu vực. Đối với Việt Nam, ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2013 xuống còn 5,2% (so với mức 5,7% mà ADB đã đưa ra 6 tháng trước) và sẽ tăng lên mức 5,6% trong năm 2014. Lạm phát trung bình năm 2013 dự kiến sẽ vào khoảng 7,5% tại thời điểm cuối năm 2013, tăng lên 8,2% trong 2014, mức thấp hơn so với dự báo trước đây. Thặng dư thương mại dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 12,5 tỷ USD trong năm 2013 và thặng dư cán cân tài khoản vãng lai tiếp tục tăng trong năm nay và sẽ giảm nhẹ trong năm 2014. ADB cũng nhấn mạnh Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài (FDI); đồng thời, khả năng duy trì cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trở lại 7 - 8% của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết thuận lợi cho sản xuất lương thực, tỷ giá tiền đồng ổn định, thực hiện thành công các cải cách cơ cấu và cải thiện môi trường kinh doanh một cách toàn diện hơn, tập trung vào kiểm soát quy mô nợ xấu, lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước. Cùng quan điểm trên, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu công bố hôm 16/4, IMF dự báo, năm 2013 và 2014 của Việt Nam tăng trưởng GDP sẽ đạt khoảng 5,2%, tăng lên 5,5% vào năm 2018; lạm phát lần lượt là 8,8% và 8%; thâm hụt tài khoản vãng lai lên 2,2% so với mức 1,6% năm 2012. UNDP, trong Báo cáo điều tra tình hình kinh tế - xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2013 công bố sáng 18/4, cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ lấy lại đà tăng trưởng vào 6 tháng cuối năm 2013 và GDP cả năm sẽ tăng lên mức 5,5%.

Thứ ba, vốn đầu tư xã hội tiếp tục trầm lắng, nhưng đầu tư của khu vực ngoài nhà nước sẽ tăng hơn vào nửa cuối năm. Trong quý I/2013, đầu tư của khu vực này có tốc độ tăng 11,6% cao hơn tốc độ chung 5,5%, nên tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã cao hơn cùng kỳ năm trước (36,9% so với 34,9%). Đây là xu hướng tích cực trong quá trình cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư xã hội và là kết quả ghi nhận bước đầu của thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ ban hành đầu năm 2013.

Thứ tư, thu hút FDI sẽ được cải thiện hơn cả về vốn đăng ký, bổ sung, cũng như vốn giải ngân. Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I/2013, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm FDI là 6,034 tỉ đô la, tăng 63,6% so với cùng kỳ năm 2012; đồng thời, vốn giải ngân lên tới 2,7 tỉ đô la, tăng hơn 7% so với cùng kỳ trước. Điều này cho phép Việt Nam tự tin điều chỉnh chỉ tiêu thu hút tới 16,3 tỷ USD so với mức dự kiến 13- 14 tỷ USD của kế hoạch đã thông qua cho năm nay. Cơ cấu vốn đầu tư đã tập trung đúng hướng, với 91,8% vốn trong ngành công nghiệp chế biến và chủ yếu đến từ Nhật Bản, Singapore và Nam Triều Tiên... Khu vực FDI đã đóng góp tích cực đối với tăng trưởng GDP, thu ngân sách, giải quyết việc làm, chiếm 64,8% tổng kim ngạch xuất khẩu quý I/2013 của cả nước.

Thứ năm, tổng kim ngạch hàng hóa xuất và nhập khẩu sẽ gia tăng và tái nhập siêu sẽ đậm nét hơn. Trong cả 3 tháng đầu năm, cả nước vẫn xuất siêu khoảng 270 triệu USD. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 29,76 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 29,49 tỷ USD, tăng 17,7% so với kết quả thực hiện của 3 tháng năm 2012. Hy vọng mức 126 tỷ USD xuất khẩu cả năm 2013 sẽ có tính khả thi cao và tạo động lực tích cực cho tăng trưởng, việc làm và ổn định kinh tế chung. Hơn nữa, khu vực doanh nghiệp trong nước đã xuất siêu ( năm 2012 nhập siêu), cán cân thanh toán và dự trữ ngoại tệ tăng, tỷ giá ổn định cũng là những điểm nhấn tích cực trong quý I/2013. Tuy nhiên, nhập siêu 5 tháng qua tới gần 2 tỷ USD cho thấy xu hướng nhập siêu sẽ đậm hơn năm trước.

Thứ sáu, cơ hội phục hồi và mở rộng sản xuất đối với một số doanh nghiệp đang đậm dần, nhất là với các doanh nghiệp có phương án hữu hiệu chủ động tái cấu trúc, nắm bắt và xử lý sớm thông tin, phản ứng nhanh nhậy và tiếp cận với các nguồn vốn, nguồn cung cấp thiết bị, máy móc giá rẻ, tham gia ngày càng chặt chẽ, hiệu quả vào quá trình tái cấu trúc, phân công lao động và hiệp tác kinh tế chung, các chuỗi cung ứng và giá trị gia tăng trên thị trường trong nước và quốc tế...Việc Chính phủ thông qua và triển khai các Nghị quyết 01, Nghị quyết 02 và Đề án tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế trong quý I/2013 với nỗ lực giảm các gánh nặng lãi suất và các gánh nặng tài chính, thể chế cho doanh nghiệp, sự tiếp tục gia tăng các hoạt động M&A cùng với làn sóng tái cấu trúc các DNNN cũng như toàn bộ nền kinh tế đã, đang và sẽ góp phần tạo và tô đậm hơn nhiều hy vọng cải thiện kinh tế cả cấp vĩ mô, cũng như vi mô.

Thứ bẩy, nợ xấu, hàng tồn kho, sức mua thị trường và khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp vẫn là những nút thắt kinh tế đáng quan ngại, mặc dầu theo báo cáo của NHNN nợ xấu đã có sự cải thiện về tỷ lệ, giảm từ 8% xuống còn 6%; cũng như đang có dấu hiệu tích cực chuyển đổi dòng sản phẩm nhà ở xã hội trên thị trưởng bất động sản.

Thứ tám, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chậm được cải thiện, với mức quý I/2013 ước đạt 636,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2012 (nếu loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng bình quân, thì tăng 4,5% thấp hơn tốc độ tăng 4,7% của cùng kỳ năm trước và thấp hơn tốc độ tăng GDP cùng kỳ); Nếu xét cơ hội mở rộng cầu trong cả năm với 2 Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, là mùa cưới hỏi, du lịch, thì đây là con số không cao và cho thấy tổng cầu trong nước giảm.

Thứ chín, du lịch thiếu động lực, với lượng khách du lịch quốc tế sụt giảm khá mạnh tới 6,2% so cùng kỳ năm trước là dấu hiệu cho thấy áp lực tiết giảm chi tiêu của người dân các nước đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngành dịch vụ hàng đầu này của Việt Nam; đồng thời cũng cho thấy cần nhiều hơn các nỗ lực cải thiện hiệu quả xúc tiến quảng bá hình ảnh và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành du lịch quốc gia.

Thứ mười, lần đầu tiên xuất hiện tình trạng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới thấp hơn số doah nghiệp dừng hoạt động và phá sản trong quý I/2013 trên phạm vi cả nước nói chung. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị đăng ký kinh doanh 16/4, trong quý I/2013, cả nước có 15.707 DN đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 79.389 tỷ đồng. So với quý I/2012 thì số DN đăng ký thành lập mới giảm 6,8% và số vốn đăng ký giảm 16,1%.

So với quý IV/2012 thì số lượng DN thành lập mới giảm 9,4% và số vốn đăng ký giảm 26,7%. Trong quý I/2013, cả nước có 2.272 DN hoàn thành các thủ tục giải thể DN, giảm 14% so với quý I/2012 và giảm 8,1% so với quý IV/2012. Cũng trong quý I/2013, cả nước có 13.011 DN khó khăn phải dừng hoạt động. Trong đó, 3.567 DN đăng ký tạm ngừng hoạt động và 9.444 DN ngừng hoạt động, nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế.

Thứ mười một, tỷ lệ thấp nghiệp xã hội tiếp tục tăng, ở khu vực thành thị là 3,4% và thiếu việc làm ở nông thôn là 4%, cao hơn cùng kỳ và tập trung trong ngành công nghiệp-xây dựng.

Thứ mười hai, thu NSNN cũng tiếp tục có những áp lực,  thu ngân sách quý I/2013 chỉ đạt 20,6%, so với thông thường phải đạt 25-27%. Áp lực cân đối NSNN còn bị gia tăng bởi nhiều nguy cơ bất ngờ về hiện tượng thời tiết cực đoan và dịch bệnh trong chăn nuôi.

Thứ mười ba
, tỷ giá ổn định là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế và tỷ giá năm 2013 sẽ tăng không quá 2% như cam kết của NHNN...

Nhìn chung, những động thái kinh tế lớn nhất trong năm 2013 về cơ bản vẫn là những vấn đề tồn dư và quán tính của năm 2012, trong đó nổi bật là những nút thắt về nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải cách DNNN, quản lý đầu tư công và nợ công, hâm nóng trở lại thị truờng bất động sản. Năm 2013 khả năng Việt Nam đạt yêu cầu tăng trưởng GDP cao hơn năm 2012 là khá chắc chắn; còn mục tiêu lạm phát thấp hơn năm 2012 là khá khó khăn, vì CPI của quý I/2013 đã chiếm gần 37% mục tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng 6-6,5% của cả năm mà Chính phủ đề ra; trong khi, thời gian tới sẽ tăng lương và một số địa phương tiếp tục tăng giá viện phí theo Thông tư liên tịch 04 và học phí năm học 2013- 2014 theo Nghị định 49; áp lực tăng giá điện do hạn hán và tăng giá than cũng đang hiện hữu…

Để tiếp tục cải thiện tình hình, nhất là gỡ khó cho doanh nghiệp và duy trì động lực phát triển kinh tế, các giải pháp cần được triển khai đồng bộ và quyết liệt hơn theo h ướng giảm nhẹ đồng thời cẩ 3 gánh nặng cho doanh nghiệp và nền kinh tế về chi phí tài chính, chi phí vốn và chi phí hành chính. Doanh nghiệp phải chủ động tiếp tục giảm giá bán, đưa hàng hóa về nông thôn, thúc đẩy tái cơ cấu cả về danh mục đầu tư và sản phẩm, lao động và quản trị, nguồn vốn và quản trị...

Đặc biệt, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý, khuyến khích thu hút FDI và các hoạt động M&A trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp và chuyển nhượng dự án kinh doanh; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp đồng bộ, minh bạch và hiệu quả, tạo hành lang pháp lý bình đẳng cho doanh nghiệp trong và ngoài nước khi gia nhập thị trường; trong đó hệ thống thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia cần tích hợp đầy đủ cơ sở dữ liệu các loại hình doanh nghiệp; thống nhất quy trình lưu trữ giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và ngành thuế trong cấp chung mã số doanh nghiệp. Hỗ trợ mạnh hơn cho đầu tư sản xuất thưc ăn chăn nuôi nhằm cải thiện tình trạng giá cả thức ăn chăn nuôi ngày càng đắt đỏ và bị phụ thuộc nặng vào nước ngoài như thời gian qua; tạo điều kiện cao nhất và toàn diện cho hàng xuất khẩu của Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, vượt qua các rào cản thương mại; đồng thời, cần tiếp tục sử dụng tập trung đầu tư công nhằm tạo thuận lợi và kích thích đầu tư ngoài ngân sách, khơi thông và ổn định các thị trường đầu ra cho nền kinh tế, nhất là cho sản phẩm nông nghiệp...

Nợ xấu sẽ được cải thiện khi các ngân hàng thương mại tăng trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ xấu và phân loại nợ đúng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tăng cường thanh tra, giám sát để đảm bảo tuân thủ các quy định mới. Về việc thành lập Công ty quản lý tài sản để mua lại các khoản nợ xấu, ADB cho rằng việc đảm bảo đủ kinh phí để công ty hoạt động là yếu tố thiết yếu cho sự thành công, đồng thời cần có quy trình định giá tài sản minh bạch và hành lang pháp lý cho phá sản...

TS.Nguyễn Minh Phong

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Thánh dạy: Vào tuổi bốn mươi không lầm lẫn nữa

(Tử viết: Tứ nhập nhi bất hoặc子曰:四什而不惑)

Trần Gia Ninh
Bốn thập kỷ hết đánh nhau,
Ngẫm mình lạc hậu mà đau đớn lòng!
Đã gần bốn thập kỷ trôi qua, kể từ 1975. Sau gần bốn thập kỷ ít đánh nhau, xã hội Việt Nam hiện nay phân thành hai nhóm lớn, nhóm U50+ (45 tuổi trở lên) và nhóm U45- (dưới 45 tuổi). Nhóm tuổi trẻ U45- là nhóm ít dính líu trực tiếp với quá khứ, dù cho lớn lên ở trong hay ngoài nước, đối với họ, thay đổi cái cũ lỗi thời để Việt Nam có một thể chế hội nhập, tiến bộ, hòa hợp dân tộc, là điều ít phải bàn cãi. Tuy nhiên, dẫn dắt gia đình và xã hôi, cả kinh tế và chính trị, cả đức tin và tâm linh, ân oán vay trả hiện tại và tương lai…lại thuộc nhóm U50+. Do những trái nghiệm cuộc sống, họ phải cân nhắc nhiều điều là tất yếu. Vì vậy, những điều được viết dưới đây, là những nhận xét không định kiến, với mong muốn cung cấp cho nhóm U50+, thuộc mọi phía, mọi nơi, một góc nhìn khoa học khách quan để tham khảo.

Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ chính trị toàn cầu
Hãy xem ý kiến của người ngoài là các nhà khoa học thế giới (theo wikipedia) đánh giá về thể chế của Việt Nam.
-Phân loại theo hình thức hiến định (constitutional form), trong 181 quốc gia trên thế giới thì có 137 nước Cộng hòa (republic), 38 nước Quân chủ lập hiến (constitutional monarchy) 6 nước là Quân chủ chuyên chế (absolute monarchy). Việt Nam thuộc nhóm 137 nước Cộng hòa
-Xếp loại theo Nguồn gốc quyền lực (power source) thế giới phân ra bốn nhóm:
· Dân quyền (rule of the people – Democracy:Quyền lực là của dân, tức là Dân chủ),
· Quân quyền (monarchy – Quyền lực thuộc quân vương)
· Thần quyền (theocracy – Quyền lực thuộc thánh thần, do người (tự nhận) đại diện thánh thần thực thi)
· Chuyên quyền (authoritarianism)
-Toàn thế giới có 25 quốc gia Dân chủ đầy đủ (democracy), 53 nước Dân chủ khiếm khuyết (Flawed democracy). Trong danh sách 78 nước này không có tên Việt Nam.
-Việt Nam cũng không thuộc hai loại Quân quyền hoặc Thần quyền vì không có vua chính thức nắm quyền và không có giáo chủ của tôn giáo nào chi phối quyền lực.
-Các học giả quốc tế thống nhất xếp Việt Nam vào nhóm Chuyên quyền nhưng không nhất trí được là thuộc dạng nào của chuyên quyền. Trong nhóm chuyên quyền theo lý thuyết có bốn kiểu, là Thể chế độc tài (dictatorship), Chuyên chế độc đoán(Autocracy) Chuyên chế (authoritarian rule), Toàn trị (totalitarian rule). Các học giả loay hoay xếp Việt Nam hoặc thuộc dạng Chuyên chế (authoritarian rule) hoặc thuộc kiểu Toàn trị (totalitarian rule). Toàn trị là một hệ thống chính trị mà nhà nước nắm toàn quyền cai trị toàn xã hội và khi cần thiết thì tìm mọi cách khống chế mọi măt đời sống công cộng và riêng tư (Totalitarian rule is a political system in which the state holds total authority over the society and seeks to control all aspects of public and private life whenever necessary ). Như vậy thì việc xếp Việt Nam vào kiểu Toàn trị là phù hợp định nghĩa. Tuy nhiên sự thật chưa hẳn là như thế, vì chế độ Toàn trị (như Liên xô trước đây) có đặc trưng là mức tham nhũng thấp, uy tín (charisma) chính quyền là cao. Trong khi đó Việt Nam lại tham nhũng cao, uy tín chính quyền thấp. Vì vậy họ xếp Việt Nam vào một nhóm riêng gọi là Chuyên chế toàn trị độc đảng (Single Party). Cùng nhóm này có Trung Quốc, Cuba, Lào, Triều Tiên, Eritrea, Sahrawi, Turkmenistan. Lưu ý là hơn 20 năm trước, thế giới có đến hơn 80 nhà nước là độc đảng hoặc thực chất là độc đảng. Nay hầu hết đã từ bỏ, chỉ còn lại 7 nước nói trên là vẫn kiên trì!
Không bàn chuyện xấu tốt, chỉ cần nhìn trên bản đồ chính trị toàn cầu mà các học giả thế giới đã vẽ ra, thì thấy hiện lên một cách rõ ràng sự lạc lõng, phản tiến hóa của thể chế chính trị của Việt Nam. Tất nhiên Việt Nam phải phản bác cách phân loại này. Vậy hãy xem Việt Nam, bằng văn bản và bằng hành động, tự nhìn nhận mình như thế nào.
Bản chất của chế độ chính trị và Nhà nước Việt Nam hiện tại
Tại Hội nghị Trung ương 7 ngày 3-5-2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu “kiên trì những vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và Nhà nước ta”.
Một cách chính thức, cho đến 1975 theo Hiến pháp, nhà nước Việt Nam được hiến định là thể chế dân chủ cộng hòa. Từ Hiến pháp 1980, chính thức Việt Nam công khai tự nhận là nhà nước chuyên chế, ghi tại điều 2: Nhà nước CHxã hội chủ nghĩaViệt Nam là nhà nước Chuyên chính vô sản (proletarian dictatorship) đồng thời là Độc đảng, ghi tại điều 4. Sau sự sụp đổ phe xã hội chủ nghĩa thế giới, Hiến pháp Việt Nam 1992 vẫn giữ nguyên điều 4 và tuy không công khai ghi nhận thể chế là nhà nước chuyên chính nữa nhưng cũng không quay lại thể chế dân chủ, mà chọn cách bỏ trống không định danh nữa. Khi bổ sung vào năm 2000 và trong dự thảo sửa đổi 2013, ghi nhận thể chế chính trị của nhà nước Việt Nam là Pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Về khoa học, đó là một thể chế chính trị chưa hề được xác định, chưa có tiền lệ trên thế giới. Theo thừa nhận của Đảng Cộng sản Việt Nam, nơi sáng tạo ra khái niệm này, Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa chính là Nhà nước chuyên chính vô sản (“Tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch chuyên viên chính khối Đảng, đoàn thể năm 2012”). Như vậy, bản chất của thể chế nhà nước Việt Nam, do chính bản thân đảng và nhà nước Việt Nam thừa nhận, đúng là Thể chế Chuyên chế Độc đảng, như sự phân loại của thế giới.
Trên thực tế, thì thể chế chính trị của Việt Nam hiện nay còn pha trộn thêm đặc điểm của Thần quyền. Tuy không lấy giáo lý thần linh (như Kinh Thánh, Kinh Quran, …) làm chỗ dựa, nhưng lại sử dụng giáo lý của học thuyết Marx-Lenin còn hơn kinh thánh, không được xa rời, dù chỉ một ly. Nên nhớ rằng, ngay cả Trung Quốc, thì học thuyết Marx-Lenin cũng không được khẳng định là giáo lý. Họ lấy thuyết xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Hoa làm nền tảng, và thực thi chủ nghĩa thực dụng “mèo trắng, mèo đen”. Đảng Cộng sản Việt Nam tự nhận và buộc toàn dân chấp nhận vai trò lãnh đạo của đảng như một mặc khải thần quyền, và trên thực tế cấp ủy đảng, được đặt ở mọi cấp, thực thi chức năng không khác gì vai trò của chủ chăn tôn giáo. Trong thể chế thần quyền, giáo chủ đóng vai trò lãnh tụ tinh thần, với quyền khống chế, can thiệp tuyệt đối nhưng không chịu trách nhiệm cụ thể.
Đảng Cộng sản Việt Nam không xác nhận vai trò là đảng cầm quyền, đồng nghĩa với không chịu trách nhiệm thành bại của điều hành (dù di chúc của lãnh tụ quá cố của Đảng, Hồ Chí Minh, đã xác định rõ ràng, nhưng không được các văn kiện đảng chính thức ghi nhận). Đảng tự thiết lập cho mình vai trò lãnh đạo, quyết định và khống chế tất cả nhưng không chịu trách nhiệm cụ thể, giống như thần quyền vậy.
Thể chế của Việt Nam cũng pha trộn đặc điểm của chế độ quân quyền, như có vị nguyên Chủ tịch Quốc hội đã nhận xét, với một vua tập thể, là mười mấy vị trong Bộ Chính trị.
Tóm lại, ở mọi góc nhìn, hoặc do nhà nước Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam tự xác nhận, công khai hoặc che đậy, hoặc là từ phân loại của thế giới, và sự nhìn nhận trên thực tế, thể chế của nhà nước Việt Nam hiện nay là một nhà nước chuyên chế toàn trị độc đảng pha lẫn thần quyền và quân quyền. Đó phải chăng là cái mà dân tộc này phải khẳng định và kiên trì.
Thể chế chính trị và sự phát triển của dân tộc
All's Well That Ends Well (W. Shakespeare), Ende gut, alles gut (tục ngữ Đức): Kết cục tốt thì tất cả là tốt! Thể chế chính trị nào kết cục mà mang lại phồn vinh, hạnh phúc thì đều tốt. Trong lịch sử phát triển, chế độ chuyên chế, toàn trị cũng không phải là hoàn toàn tiêu cực. Thể chế này có ưu điểm là trong một giai đoạn cần thiết, với sự cưỡng bức theo mục tiêu chấn hưng dân tộc và nếu có sự cai trị thông minh, hết lòng vì nước, vì dân, dù biện pháp có tàn bạo, cũng có thể đưa một dân tộc từ yếu hèn lạc hậu nhanh chóng phát triển thành một dân tộc phồn vinh, hùng mạnh. Những thí dụ như vậy khá nhiều, ví dụ như Liên Xô thời 1924-1940, Đài Loan thời Quốc dân đảng 1948-1987. Một thí dụ khác là Hàn Quốc 1960-1990 mà các nhà lãnh đạo Việt Nam lấy làm gương để biện minh. Hàn Quốc rất tương đồng với Việt Nam, là một nước thuộc địa đến 1945, sau đó trải qua chiến tranh tàn phá đến năm 1954 mới yên. Nếu nhìn lại giai đoạn 30 năm 1960-1990 của Hàn Quốc thì rất giống với Việt Nam giai đoạn 1981-2010: cũng sau chiến tranh tàn phá 6 năm, cũng có sự nghèo khó như nhau (GDP Hàn Quốc 1960 là 155 US$, Việt Nam năm 1981 là 251$ ), cũng có một thể chế chính trị chuyên chế độc tài, phản dân chủ. Tình trạng phát triển của hai nước sau 30 năm như thế nào, xin mời xem biểu đồ dưới đây, lập theo số liệu từ Nguồn: WB, IMF:
clip_image002
Sau 30 năm, với mức tăng GDP 34 lần, Hàn Quốc trở thành cường quốc, dù sau đó họ chuyển sang thể chế dân chủ theo quy luật tất yếu, nhưng công lao của thế hệ chuyên quyền vì sự chấn hưng của dân tộc Hàn, như Pak Chung Hee vẫn được ghi nhận. Bằng chứng là con gái của nhà độc tài sau hơn 30 năm lại được dân chúng bầu làm tổng thống. Cũng 30 năm chuyên chế, cũng hòa bình xây dựng, cũng cùng mức xuất phát, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đưa đất nước tăng trưởng được 4, 25 lần, bằng 1/8 của Hàn Quốc. Quốc gia Việt Nam vẫn nghèo nàn lạc hậu. Dù luôn luôn lớn tiếng sự tăng trưởng là thành tích lớn của lãnh đạo Việt Nam, là ưu việt của chế độ, nhưng con số so sánh nói trên là bằng chứng không cần bình luận, đâu là sự thật. Chỉ có thể có một kết luận: Trong bốn thập kỷ vừa qua, để bảo vệ cái ghế quyền lực giành được và để củng cố, mở rộng những lợi ích béo bở của mình, giới cầm quyền đã và đang quay lưng lại với nhân dân. Với một mục đích như thế thì bộ máy toàn trị đó không thể là nơi tập hợp tinh hoa của đất nước để tạo nên bước nhảy thần kỳ, như thường được tuyên truyền. Dân tộc Việt Nam đã bị nhầm lẫn, phải trả cái giá quá cao để đổi lấy một thảm hoạ cho sự chấn hưng thất bại.
Người ta cũng thường biện minh rằng, dân chủ, đa nguyên, đa đảng làm cho xã hội mất ổn định, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội, lấy thí dụ điển hình như nước láng giềng Thái Lan, nước được thế giới xếp vào loại dân chủ còn khiếm khuyết. Đó là lý do mà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam viện dẫn để Việt Nam phải kiên trì những vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và Nhà nước ta,… Muốn nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan, hãy so sánh sự phát triển của Việt Nam và Thái Lan trong hơn 30 năm vừa qua (1980-2012):
clip_image004
Xuất phát điểm 1980 Việt Nam chỉ kém Thái Lan rất ít, 74% tức xấp xỉ 3/4 Thái Lan thôi, nhưng đến nay, năm 2012 Việt Nam chỉ còn bằng 26, 8 % tức xấp xỉ ¼ Thái Lan. Thể chế nào ưu việt hơn cho sự phồn vinh của dân tộc quả thật không cần bàn cãi. Trường hợp Thái Lan và Việt Nam là một chứng minh, cùng một trình độ tầm thường như nhau của giới cầm quyền thì thể chế dân chủ đã chiến thắng thể chế chuyên chế toàn trị độc đảng.
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam tự hào tuyên bố năm 2020 Việt Nam sẽ là một nước công nghiệp, thì thực trạng sẽ như thế nào? Năm 2012 GDP Việt Nam là 1373$, bằng Thái Lan năm 1981-82, tụt hậu 30-31 năm. Còn năm 2019 IMF dự đoán GDP Việt Nam 2473$ bằng Thái Lan năm 1985, tụt hậu 34 năm. Khoảng cách thụt lùi so với Thái Lan không những không giảm mà còn bị nới rộng ra. Vậy thì có còn hy vọng phép màu nào cho thể chế ưu việt này để đuổi theo hàng xóm, nói chi đến chuyện biến Việt Nam thành rồng.
Ai đó cho rằng, so sánh với nước ngoài chỉ để làm rối lòng dân, gây cản trở cho ổn định, vì sự thật không thể phủ nhận là người dân Việt Nam ta hôm nay ăn no, mặc ấm hơn hôm qua nhiều, còn muốn đòi hỏi gì nữa đây! Đã gần bốn thập kỷ kể từ mốc 1975. Thử nhìn lại các chu kỳ 40 năm đã xảy ra ở nước ta. Thực dân Pháp chỉ có 40 năm là thời gian 1900-1940 tương đối yên ổn để xây dựng và bóc lột nước ta. Bảy mươi lăm năm sau, bốn thập kỷ 1975-2013 cũng là thời gian Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tương đối yên ổn xây dựng đất nước. Trong bốn thập kỷ thực dân Pháp đã dùng một phần của cải của Việt Nam (còn phần lớn bị bóc lột mang đi) cùng với 95% dân Việt Nam mù chữ để xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ, cảng biển, sân bay… đã xây dựng Hà Nội, Sài Gòn đẹp nổi tiếng nhất Á châu… Bây giờ, với trình độ khoa học công nghệ gấp trăm lần so với 75 năm trước và với 95% dân biết chữ, cũng với bốn thập kỷ yên ổn, Việt Nam đã hoàn thành việc nông thôn hóa Hà Nội, Sài Gòn. Hệ thống đường sắt còn kém hơn thời Pháp. Hệ thống đường bộ, cảng biển cải tiến chắp vá, không xây nổi một đường cao tốc Bắc –Nam là điều tối thiểu cho hạ tầng bất kỳ quốc gia nào. Việt Nam tự hào từ thiếu đói triền miên, năm 1990 đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới. Nhưng trước 1945 Nam Kỳ vốn là địa phương xuất khẩu gạo lớn rồi. Người Việt Nam sướng hơn trước thực ra là sự phục hồi đương nhiên của mọi dân tộc có sức sống, không phụ thuộc vào lãnh đạo, chưa kể dân Việt Nam đã bị dìm xuống đáy trước đó do lãnh đạo sai lầm.
Nhìn ra xung quanh thì thua kém xa thiên hạ. Đóng cửa tự khen cũng không thuyết phục. Đấy chỉ là mấy thí dụ đong đếm được, chưa bàn đến chuyện cao siêu như sự xuống cấp của đạo đức, sự tụt hậu về trí tuệ, sự tan rã của văn hóa xã hội, sự chia rẽ, hận thù ân oán vay trả trong lòng dân tộc. Tham nhũng tràn lan, dân mất lòng tin vào chính quyền, xã hội mất động lực phát triển. Nhà nước nhìn vào dân mà chỉ thấy kẻ thù. Tự cổ chí kim, đó là mầm họa của diệt vong, chẳng là chuyện đau lòng lắm chăng!
Bốn thập kỷ hết đánh nhau
Thay đổi hay chết! Tính sao bây giờ
Đối với một dân tộc, nếu sự thụt lùi ngày càng mở rộng, thì trong cái thế giới phẳng này, điều đó có nghĩa là sự diệt vong ngày càng gần lại. Chỉ có thay đổi mới tránh được họa diệt vong. Nhưng nói đến thay đổi, đặc biệt là thay đổi thể chế chính trị, thì nhiều người lớp U50+ hoặc là ngại ngần, sợ hãi (nhất là U50+ trong chính giới), hoặc là đả phá cực đoan, nuối tiếc vô vọng về quá khứ trước 75 cả hai phía. Một số lớn U50+khác thì an phận chịu đựng. Vì sự kìm kẹp tự nhiên bởi lớp U50+, lớp trẻ U45- cũng bị thui chột luôn.
Luận bàn về Thay đổi
Với người Việt, Kinh Dịch 易經 và tin quẻ bói Dịch dường như là sự chấp nhận đượm màu huyền bí, không phải bàn cãi (thậm chí còn có người cho rằng, Kinh Dịch là của người Việt, dân Hoa Hạ học lại!). Tuy vậy, ít người Việt để ý rằng Kinh Dịch chính là môn triết học cổ đại Đông phương về sự thay đổi. Phương Tây thì diễn đạt rõ ràng hơn, khi chuyển ngữ sang Tiếng Anh, họ gọi Kinh Dịch là Book of Change Kinh sách về sự thay đổi. Luận ngữ 論語 thiên Thuật nhi 述而 ghi lời Khổng tử: Ngũ thập dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại quá hĩ 五十以學易可以無大過矣 tạm dịch: Năm mươi tuổi học Kinh Dịch thì có thể không lầm lỗi lớn. Nói theo ngôn ngữ bây giờ, đó là để không đánh mất cơ hội phát triển, không bị sự thay đổi tất yếu nhấn chìm. Đến những tư tưởng cũ kỹ của một xã hội phong kiến trì trệ như vậy mà còn coi thay đổi là quy luật khách quan, thì trong một thế giới hiện đại năng động, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, tất nhiên là phải đặt lên hàng đầu. Chẳng thế mà khẩu hiệu tranh cử của Obama là “Change, Yes We Can” (Thay đổi, Chúng ta có thể làm được!”). Thay đổi là khẩu hiệu, là lẽ đời, từ Đông sang Tây, từ Nam xuống Bắc. Cái gì không cần thiết, không hợp nữa, không có lợi… thì cần thay đổi. Có thay đổi mới tồn tại và phát triển đươc. Với lẽ đời như vậy, nếu lấy sự khẳng định và kiên trì làm phương sách, đại loại như kiên trì những vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và Nhà nước ta, tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo” (Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 7, ngày 3-5-2013), thì cuối cùng dân tộc này sẽ đi đến đâu?
Với đời người con số 40 là đã qua hết giai đoạn “tam thập nhi lập三什而立 ”, đã lập thân xong, không còn phải dựa vào danh vị hay tài sản của cha mẹ nữa và bước sang giai đoạn “tứ thập nhi bất hoặc 四什而不惑 “, không (được) lầm lẫn nữa. Vậy mà Đảng và nhà nước Việt Nam sau 40 năm hết đánh nhau, tự nhận “được nhân dân giao phó”, nhưng lại thất bại trong sứ mệnh phục hưng dân tộc (như đã nói ở trên), nay vẫn chỉ có cách viện dẫn vào hào quang của tiền bối trước 1975 để giữ quyền cai trị đất nước, với kiên trìkhẳng định thì có nhân dân nào lại tin tưởng “giao phó” nữa. Liệu nhân dân với kinh nghiệm bốn thập kỷ “tin tưởng giao phó” có còn lầm lẫn được không? U50+ hãy trả lời!
Bốn thập kỷ cũng là con số thống kê trung bình về số phận của các thể chế chuyên chế. Vì về bản chất, thể chế chuyên chế dựa vào áp đặt, bạo lực, là mảnh đất để thù hận, ân oán… nảy nở. Đó là một hệ thống cai trị chứa đựng mâu thuẫn đối nghịch, địch ta, cho nên sớm hay muộn, theo quy luật cũng bị hủy hoại do tự thân hoặc ngoại lai. Khác với các thể chế dựa trên sự đồng thuận có thể tự hoàn thiện để phát triển lâu dài, thể chế chuyên chế hùng mạnh như Nhà nước Xô Viết cũng phải tan rã. Do có chiến tranh thế giơi II cắt đôi nên Liên Xô tồn tại ổn định được hơn 70 năm (1917-87). Thực ra nếu tính sau chiến tranh đến khi bắt đầu sụp đổ (1945-1987) cũng chỉ 42 năm. Tất cả thể chế xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng trên dưới 40 năm. Hàn Quốc, Đài Loan cũng không quá 40 năm, Gaddafi-Lybia 42 năm, Franko-Tây Ban Nha cũng 41 năm. Các nhà độc tài khác (Mubarak, Suharto, Hitler…) cũng dưới 40 năm. Trung Quốc thành lập 1949 đến khi mâu thuẫn cực độ, Mao phải phát động Cách mạng Văn hóa (1967-1978) để xóa đi làm lại. Cho nên người ta lấy mốc 1979 lúc làm lại, để dự đoán sự thay đổi thực sự của Trung Cộng sẽ xẩy ra từ 2019 trở đi theo quy luật 40 tức 1979-2019.
Luận bàn về tuổi 40 không phải chuyện tào lao, vô căn cứ. Theo khoa học về tổ chức xã hội, bốn thập kỷ là thời gian trung bình chín muồi của ít nhất ba thế hệ hành động, là thời gian đủ cho các giá trị đương thời theo quy luật là tách rời khỏi ảnh hưởng của giá trị ban đầu 40 năm trước. Cho nên thay đổi là đương nhiên theo lẽ trời. Dân gian cũng có câu: “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”, chính là tổng kết kinh nghiệm của luận điểm khoa học đó. Thực tế nhân loại đã chứng minh như vây, cho nên Việt Nam cũng không mong chống lại được quy luật đâu. Thay đổi lúc sắp vào tuổi 40 lúc này là tất yếu, chỉ có điều là phải thông minh, khách quan để làm chủ sự thay đổi đó mà thôi.
Thay đổi: Cách mạng hay Cải biến
· Cách mạng (revolution) là một sự thay đổi nền tảng của một cấu trúc quyền lực hoặc tổ chức, xảy ra trong một thời gian ngắn, thường kèm theo cưỡng chế bạo lực.
· Cải biến (evolution) là tên gọi mà môn xã hội học mượn từ khoa học tự nhiên, vốn có nghĩa ban đầu là tiến hóa. Đó là một sự thay đổi thích nghi dần từng bước, trong một thời gian dài.
· Thoạt nhìn, ai cũng cho rằng cần phải thay đổi theo kiểu cách mạng mới cứu vãn được tình hình Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên những ý kiến chần chừ cũng không phải vô lý. Vì Việt Nam từ 1858-1975 đã bị xâu xé nội bộ và ngoại xâm hơn 100 năm nên ai cũng sợ bạo lực, sợ một cuôc đánh nhau tái diễn. Đến tận lúc này mà ân oán trong lòng dân tộc vẫn chưa được hóa giải, nếu tiếp tục cách mạng dựng lên, lật xuống thì ân ân, oán oán bao giờ mới dứt. Hơn nữa, vì vị thế địa chính trị, kinh tế, và đặc điểm dân tộc, Việt Nam là miếng mồi không thể nhả của đại cường Trung Hoa. Không cách mạng cũng chết mà cách mạng cũng chết vào tay Trung Hoa, nhanh hay chậm mà thôi.
· Với một thể chế chuyên chế toàn trị độc đảng, thì theo quy luật khoa học khả năng tự hoàn thiện là không thể. Hơn nữa thời gian cũng không cho phép chờ đợi. Điều đó có nghĩa là giải pháp evolution-cải biến chắc chắn không mang lại hiệu quả. Thậm chí, như quá trình “đổi mới” đã chứng tỏ, chỉ mở cửa kinh tế ít nhiều để thích nghi và giữ nguyên chuyên chế toàn trị thì mặt trái của kinh tế thị trường ập vào, được cơ chế chuyên chế bảo kê, ngôn luận bị bóp nghẹt, nên tham nhũng lớn mạnh vì không có địch thủ tự nhiên nữa. Xã hội tan nát, chính quyền tan rã, văn hóa giáo dục lao dốc. Thật là một thảm họa. Và tử thần phương Bắc chỉ còn chờ để rỉa xác nữa mà thôi.
· Thành công vĩ đại nhất của loài người hiện nay chính là sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ. Khoa Chính trị học có thể học ở khoa học công nghệ một nguyên tắc thay đổi, gọi là revolutionary evolution – cải biến mang tính cách mạng, đã làm thay đổi toàn diện khoa học công nghệ ngày nay. Đó là nhìn hệ thống chính trị-xã hội như một hệ phức hợp đa thành phần (multi-component complex system). Trước hết là phân tích vị trí và tác động từng thành phần trong tổng thể. Thay đổi từng thành phần bằng phương thức cách mạng nhưng theo lập trình định sẵn, sao cho có tác động lớn nhất lên toàn hệ thống, nhưng lại gây tổn thương ít nhất cho các thành phần khác và không làm đổ vỡ tổng thể. Tóm lại một câu: Phương thức cải biến có tính cách mạng là cuộc cách mạng từng thành phần theo lập trình để tạo nên sự cách mạng tự thân ổn định, không bạo lực trên tổng thể.
Đoán một quẻ Dịch cho Việt Nam: Cải biến mang tính cách mạng
1. Đã đến thời điểm thể chế không thay đổi không được. Kiên trì giữ nguyên thì kinh tế lạc hậu, tham quan lộng hành, lòng dân không yên, trong lúc giặc phương Bắc nhòm ngó. “胡元澄: 臣不怕戰,但怕民心之從違耳 Hồ Nguyên Trừng: Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi. (cảnh báo trước khi mất nước, 1405, đời nhà Hồ). Đến lúc đó thì Đảng cũng mất, dân tộc cũng diệt vong vì Trung Hoa ngày nay đã chờ cơ hội đồng hóa nhóm dân Bách Việt cuối cùng là Việt Nam quá lâu rồi.
2. Trong giới cầm quyền và liên quan, đa số cũng hiểu biết, cũng ít nhiều có lòng với dân với nước, nhưng do sợ liên lụy sai lầm quá khứ, sợ bị trả thù, sợ mất quyền lợi
3. Xã hội Việt Nam hơn 120 năm, từ 1858 đến 1975/85, liên miên chiến tranh, đảo lộn. Tính cách hằn thù thiển cận của người Việt và kinh nghiệm đã qua tạo ra nỗi sợ hãi cho nhiều người dân về ân oán vay trả, nếu có một sự đảo lộn, đấu đá bạo lực nữa.
4. Sự kiện 1975 đúng ra phải là mang lại bình yên nhưng sai lầm liên miên những năm sau đó đã chia rẽ dân tộc: Chia rẽ giữa kẻ thắng người thua, giữa kẻ thắng với kẻ thắng, người thua với người thua. Đến nay dân tộc vẫn không nhìn về một hướng.
Cuộc cải biến có tính cách mạng phải lập trình sao cho giải quyết triệt để, yên ổn bốn yếu tố đó, theo thứ tự từ dưới lên trên thì sẽ cải biến cách mạng được hệ thống tổng thể.
Luận giải quẻ Dịch cho Việt Nam trên cơ sở khoa học thì thấy có thể hóa giải nếu biết những việc chắc chắn sẽ xảy ra, chủ động thì hay, thụ động thì dở, sớm thì tốt, chậm thì xấu:
a) Hành động pháp lý để Chấn hưng Dân tộc: Ngay lập tức, với danh nghĩa toàn dân hãy xây dựng một “ Hiến chương Chấn hưng Đất nước”, thông qua Trưng cầu Dân ý (Referendum) hoặc Hội nghị Diên Hồng. Nội dung ngắn gọn có ba nguyên lý. Một là chọn các tiên đề xã hội trong Tuyên ngôn Độc lập Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền Pháp thể hiện tại Tuyên ngôn Độc lập 1945 Việt Nam làm cơ sở xây dựng nhà nước Việt Nam. Hai là kể từ ngày ra Hiến chương này, tất cả những gì xảy ra trước đó là thuộc về lịch sử, không được hồi tố, trừ tội phạm hình sự. Ba là Hiến chương này không được thay đổi, chỉ được bổ sung những điều không trái với những điều đã ghi lần đầu. Hiến chương này thông qua thì các yếu tố 2, 3, 4 đã được giải quyết về pháp lý.
b) Động tác vì hòa hợp và tôn trọng xã hội: Cũng nên nhắc chuyện Liên Xô, sau khi sụp đổ, Leningrad dù đã có lịch sử hơn 70 năm oai hùng, cũng đã trở về tên lịch sử là St. Peterburg. Cho nên, bây giờ Việt Nam nên theo đạo đời, trả lại tên cho Sài Gòn. Thay vào đó là mở rộng thành Vinh thành ra một thành phố độc lập, bao gồm cả bốn huyện Nghi Xuân, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn và đổi tên thành TP Hồ Chí Minh, quê hương của Hồ Chí Minh. Sài Gòn nên góp tay cùng dân Nghệ Tĩnh xây dựng một TP Hồ Chí Minh bền vững và hợp lòng người hơn. Tỉnh Nghệ An như vậy cũng thu gọn lại hợp lý hơn và nên chuyển thủ phủ ra Cầu Giát. Chuyện này trước sau gì cũng xảy ra. Biết trước mà chủ động thực hiện bao giờ cũng có lợi hơn cho dân tộc.
c) Việc làm theo đạo lý tâm linh: Nhìn vào lịch sử cổ kim, tất cả các nền văn minh nào có tục tôn thờ xác ướp, như Ai Cập, Inca, Liên Xô… cũng đều biến mất dạng trong lịch sử. Việt Nam không có tục lệ đó nay nên cần tránh xa. Du nhập một phong tục thờ người quá cố trái với truyền thống, trái với ý nguyện người đã khuất là phạm vào điều cấm kỵ của tâm linh. Vì vậy nên tôn trọng ý nguyện của Hồ Chí Minh để an táng thi hài như di chúc. Làm đúng nguyện vọng người đã khuất là tôn trọng “nghĩa tử là nghĩa tận” để vong linh người đã khuất được siêu thoát tạo phúc lành, giúp chấn hưng dân tộc.
d) Thể hiện trách nhiệm đồng hành cùng dân tộc: Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng có những thành tích được lịch sử ghi nhận. Cái gì thuộc về lịch sử thì nên lưu giữ cho lịch sử, đừng để hậu thế làm sứt mẻ. Hiện nay, như bất kỳ tổ chức lớn nào, ba triệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều khuynh hướng khác nhau, và tất là có mâu thuẫn phát sinh. Nếu không lường trước để giải quyết thì có thể sẽ lặp lại những sự kiện lịch sử đã xảy ra năm 1956 ở Hungary và 1968 ở Tiệp Khắc. Vin vào yêu cầu “ngầm” của một nhóm lãnh đạo Đảng Cộng sản, Liên Xô đã đưa quân vào Budapest, Praha bắt các lãnh tụ cải cách, áp đặt sự thống trị chuyên chế. Nếu một việc tương tự như vậy xảy ra với Việt Nam thì quân Trung Quốc sẽ lập tức khống chế toàn bộ Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ bị đồng hóa do bản chất của Đại Hán là như vậy, không phải như Liên Xô đối với Hungary, Tiệp Khắc đâu. Vì vậy, Đảng Cộng sản cần tự nguyện tách thành hai đảng, cùng với mục tiêu chấn hưng dân tộc, nhưng chỉ khác nhau về phương thức, để các đảng viên tự nguyện chọn lựa thuộc nhóm nào. Sự chọn lựa tự nguyện vừa giải quyết được mâu thuẫn, ngăn chặn sự xâm lăng của Trung Quốc, tránh trở thành tội đồ của dân tộc, vừa hợp đạo lý phát triển văn minh. Vả lại việc chia tách này cũng đã có tiền lệ tốt đẹp là phong trào Cộng sản quốc tế tách thành Quốc tế Cộng sản đệ nhị và đệ tam. Hệ thống các đảng và nhà nước xã hội dân chủ châu Âu hiện nay là di sản quý báu của sự chia tách đó.
e) Hoàn thiện nền tảng chấn hưng đất nước: Đến lúc bốn điểm a, b, c, d hoàn thành thì bước vào bầu cử Quốc hội Lập hiến, chỉ có nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp mới, sau khi quốc dân thông qua thì giải tán và bầu cử Quốc hội Lập pháp. Mọi chuyện đang tranh cãi như tên nước, quốc kỳ, chính phủ, tòa án, đảng phái, quân đội, công an… chỉ còn là chuyện của kỹ thuật lập hiến, lập pháp, dễ dàng giải quyết trên nguyên tắc đồng thuận, dân chủ.
Năm việc làm trên đây đều thuận lẽ trời, hợp đạo đời, không khó thực hiện trên thực tế, chỉ khó thực hiện trong đầu óc của lớp U50+. Vì mong để lại phúc cho con cháu chúng ta, hãy gạt bỏ mọi toan tính, hằn thù, vay trả mà thay đổi!
5/2013
T. G. N.

Lốc xuáy


Oanh Yến Thị Phạm
Mùa mưa 2013 có vẻ đến sớm hơn mọi năm khi chỉ mới bắt đầu bước vào tuần lễ cuối của tháng 5 Dương lịch. Những cơn mưa đã bắt đầu dần nặng hạt hơn trên cả ba miền. Trước đó những cơn lốc xoáy, mưa đá cũng đã gây thiệt hại tại nhiều khu vực. Những cơn mưa, giông, lốc xoáy đến sớm như một điềm báo chẳng lành cho một năm đầy bất trắc cho nền kinh tế và chính trị tại Việt Nam mà những mâu thuẩn vốn luôn tiềm ẩn đã được che đậy bằng những "thỏa hiệp được định hướng" trước đây, nay ngày càng thoát khỏi từ trường của nguyên tắc Tập trung Dân chủ, một nguyên tắc sống còn của Xây dựng Đảng và Nhà nước theo mô hình nhà nước Độc tài toàn trị.


*Những tác nhân sẽ gây nên cơn lốc xoáy tỷ giá đa phương giữa đồng nội tệ VNĐ và các loại  ngoại tệ khác, đang hội tụ và ngày càng tạo ra những vùng áp lực hình thành rốn xoáy. Với trên 80% nguyên, phụ liệu, phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung quốc trong bối cảnh NHNN Trung quốc đang áp dụng chính sách đồng tiền mạnh khi cho phép nới biên độ co giản tỷ giá song phương giữa đồng Nguyên và USD. Từ tỷ giá 1 USD đổi được 6,735 (lấy tròn) nay 1 USD chỉ còn 6,235 (lấy tròn). Chính phủ Trung quốc đang áp dụng chính sách đồng Nguyên mạnh để đối phó với khủng hoảng nợ công và hạn chế tiêu dùng trong nước trong bối cảnh tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng, có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng. Nguồn nguyên, phụ liệu đầu vào của nền sản xuất tại Việt Nam, đang bị đẩy lên cao.

Ngược lại những thị trường xuất khẩu truyền thống và chủ yếu của Việt Nam là Mỹ và các nước trong khối EU, Nhật Bản, đồng nội tệ đang được các chính phủ áp dụng chính sách dồng nội tệ yếu. Tỷ giá song phương giữa đồng Yen/USD đã bất ngờ tuột giá trong nữa cuối tháng 5, khi tỷ giá bình quân đang từ 1USD/77 Yen đã tăng lên 1USD/99,7 - 99,8Yen. Cũng tương tự Tỷ giá song phương bình quân giữa USD và đồng EURO, đang từ 1USD/0,765 đã bất ngờ tăng lên quanh trục 1USD/0,779 - 0,776. Đồng USD, trên thực tế đã mất giá trên 24% so với VNĐ từ những tháng đầu năm 2012.

-Rõ ràng hàng xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường truyền thống và chủ yếu này đang kém cạnh tranh vì đã trở nên quá đắt do cuộc chiến tiền tệ giữa các nước.

-Cơn lốc xoáy lãi xuất cao do khủng hoảng thanh khoản kép của hệ thống NHVN, đã giật sập trên 100.000 Doanh nghiệp và đẩy trên 65% Doanh nghiệp lâm vào cảnh làm ăn thoi thóp lỗ lã.

-Việc NHNNVN, với độc quyền sản xuất và kinh doanh vàng miếng, đã bán đấu giá vàng với giá cao, đã tạo chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao từ 18 cho đến 20%, cũng đã tạo nên áp lực tăng tỷ giá song phương giữa USD/VNĐ.

-NHNNVN, đang cố kiềm chế tỷ giá song phương giữa USD/VNĐ để áp dụng chính sách đồng nôi tệ mạnh vì hai lý do:

1-Cố gắng cứu sự sụp đổ theo hiệu ứng domino do khủng hoảng thanh khoản kép của hệ thống NHVN.

2-Nợ công của Chính phủ Việt Nam ngày càng phình to.

-Áp lực phá giá VNĐ để hổ trợ xuất khẩu cứu những doanh nghiệp còn sống sót và áp lực giữ ổn định tỷ giá song phương USD/VND để giảm nợ công và cứu hệ thống NHVN khỏi sụp đổ, đã càng làm tăng tác nhân hình thành "rốn xoáy" của cơn lốc xoáy tiền tệ lên đến cực đại.

*Cơn lốc xoáy trên chính trường qua hai Hội nghị BCHTW6 và BCHTW7, đã giật phăng cây đũa thần nguyên tắc Tập trung dân chủ trong tay Giáo sư, Tiến sỹ Xây dựng Đảng TBT Nguyễn Phú Trọng và bẻ gẩy vụn qua việc không kỷ luật được đồng chí X và hai ứng cử viên do đích thân TBT giới thiệu vào BCT bị gạt ra lề.

-Việc những cuộc họp của BCHTWĐCS VN vừa qua được tổ chức họp kín như trong thời chiến tranh cũng như cuộc họp bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội đang diễn ra cho thấy "rốn xoáy" đã hình thành trên chính trường Việt Nam.

*Bên cạnh đó việc ngày càng có nhiều lớp người tuổi trẻ Việt Nam như các em Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và 14 thanh niên công giáo ở Nghệ An quê hương Bác, đã can đảm, kiên định dấn thân vào con đường đấu tranh cho Dân chủ, Tự do, Nhân quyền cho đồng bào và họ đã nhận được sự ủng hộ và đồng thuận của đại đa số dân chúng và ngay cả những người còn giữ thẻ đảng. Đối lập lại là những bản án và thái độ nhò nhen của Đảng CS VN và Chính phủ VN, là tác nhân hình thành một rốn xoáy thứ hai trên chính trường Việt Nam.

*Ba "rốn xoáy" của nền Kinh tế và Chính trị Việt Nam sẽ giao thoa và cộng hưởng để đạt đến bước sóng  cực đại làm bật đến tận gốc trốc tới tận rễ mọi thứ rác rưởi đang ngăn cản vòng xoay của bánh xe lịch sử
......

Hãy chuẩn bị.

Berlin, 05/24/2013

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Chống lãng phí bằng lượng hóa năng lực cán bộ

  TS Vũ Minh Khương
Từ ĐH Harvard (Hoa Kỳ),TS. Vũ Minh Khương đã gửi đến Quốc Hội Việt Nam đề xuất có tính đột phá về chống lãng phí. VNnet xin giới thiệu bài viết này với rất nhiều tâm đắc.
Thảo luận của Quốc hội về dự luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí đã thu hút được nhiều chú ý của người dân bởi tình trạng lạm dụng công quĩ và lãng phí của công trong cán bộ có chức quyền đã trở thành căn bệnh trầm kha.
Tuy nhiên, chắc ít ai tin rằng đạo luật này, cho dù được chuẩn bị chi tiết đến đâu, có thể đem lại một chuyển biến thực sự. Câu chuyện “mua xe công và sử dụng xe công” mà PTT Nguyễn Sinh Hùng đưa ra là một ví dụ điển hình. Nó cho thấy rằng, trong cơ chế của ta, qui định dù chặt chẽ đến đâu cũng không đủ để ràng buộc hành vi của người có quyền chức nếu không có cơ chế buộc mỗi người phải luôn luôn tự giác kiềm chế bản thân.
Vì vậy, trong bài viết ngắn này, tôi đề nghị Quốc hội xem xét một phương pháp khá hữu hiệu, đã được sử dụng rộng khắp trong nhiều lĩnh vực, nhằm giúp các cán bộ có chức quyền, không chỉ ý thức rõ phải sống cần kiệm gương mẫu, mà còn phải không ngừng rèn luyện nâng cao các phẩm chất then chốt khác của người lãnh đạo. Đó là phương pháp đánh giá định kỳ cán bộ trên những tiêu chí then chốt thông qua cơ chế “tập trung dân chủ”, sức mạnh cốt lõi của chế độ ta.
Phương pháp này, một cách sơ lược, gồm các nội dung sau :
5 tiêu chí đánh giá định kỳ :
1- Tầm nhìn và khả năng hoạch định chiến lược.
2- Năng lực điều hành công việc.
3- Đoàn kết nội bộ.
4- Uy tín trong nhân dân.
5- Cần kiệm và gương mẫu trong cuộc sống cá nhân và gia đình .
Người đánh giá
1- Lãnh đạo cấp huyện/quận (từ trưởng phòng đến các phó chủ tịch và chủ tich huyện/quận) do đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện/quận đánh giá.
2- Lãnh đạo cấp tỉnh/thành phố (từ giám đốc sở đến các phó chủ tịch và chủ tich UBND tỉnh/thành phố) do các đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh/thành phố đánh giá.
3- Lãnh đạo chính phủ (Bộ trưởng đến các Phó Thủ tướng và Thủ tướng) do các đại biểu quốc hội đánh giá.
Định kỳ đành giá: 6 tháng hoặc 12 tháng
Cách đánh giá:
Có 7 hạng trong mỗi tiêu chí :
- hạng 1 là rất kém.
- hạng 2 là kém .
- hạng 3 là dưới trung bình nhưng không kém.
- hạng 4 là trung bình.
- hạng 5 là trên trung bình nhưng chưa tốt .
- hạng 6 là tốt.
- hạng 7 là rất tốt.
Như vậy, mỗi cán bộ sẽ nhận được chỉ số trung bình (tổng hợp từ hàng trăm người đánh giá) cho mỗi tiêu chí.
Sử dụng kết quả đánh giá :
Kết quả đánh giá được lưu hồ sơ cán bộ và được sử dụng trong đề bạt và bổ nhiệm cán bộ. Như vậy, một cán bộ được đánh giá thấp liên tục, dù ở bất kỳ tiêu chí nào, sẽ "không nên" được đề bạt lên cấp cao hơn.
Ví dụ, Chủ tich UBND tỉnh X nhận được đánh giá tổng hợp của các đại biểu HĐND tỉnh trong kỳ họp đầu năm trên 5 tiêu chí là:
1- Tầm nhìn và khả năng hoạch định chiến lược: 5,8 .
2- Năng lực điều hành công việc: 5,5 .
3- Đoàn kết nội bộ: 4,0 .
4- Uy tín trong nhân dân: 3,4 .
5- Cần kiệm và gương mẫu trong cuộc sống cá nhân và gia đình: 2,1 .
Vị chủ tịch, khi nhận được bản đánh giá này sẽ nhận thấy rằng mình khá về tầm nhìn chiến lược và khả năng điều hành, nhưng còn hạn chế về đoàn kết nội bộ và uy tín trong dân, và kém về cần kiệm và gương mẫu trong cuộc sống cá nhân và gia đình. Tiêu chí 5 có ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chí 3 và 4. Do đó phấn đấu nâng cao phẩm chất ở tiêu chí 5, nghĩa là cần kiệm và gương mẫu hơn trong cuộc sống sẽ giúp cải thiên cả tiêu chí 3 (đoàn kết nội bộ) và tiêu chí 4 (đoàn kết cá nhân).
Phương pháp đánh giá đinh kỳ này đã được kiểm nghiệm ở nhiều nước và nếu được áp dụng ở nước ta, nó sẽ mang lại những lợi ích rõ rệt sau:
1) Khuyến khích cán bộ lãnh đạo thấy rõ từng điểm mạnh và yếu của mình; trên cơ sở đó có ý thức rèn luyện và vươn lên mạnh mẽ.
2) Động viên các cán bộ lãnh đạo có tài, có đức, thực sự tận tâm với nước với dân.
3) Làm nhụt chí các cán bộ chạy chức chạy quyền. Hiện nay, nhóm cán bộ này chỉ lo lót để có được chức vụ, sau đó, tìm mọi cách hưởng thụ và tham nhũng mà không sợ bị phê phán đánh giá.
4) Phương pháp này có độ chính xác hơn cách bỏ phiếu tín nhiệm rất nhiều vì nó chỉ rõ 5 tiêu chí then chốt phải có ở người lãnh đạo và định lượng chi tiết cho từng tiêu chí; do vậy, kết quả đánh giá tránh được cảm tính giản đơn, và có ý nghĩa hơn nhiều.
5) Thực hiện tốt phương pháp đánh giá này sẽ củng cố một bước quan trọng lòng tin của nhân dân ta vào Đảng và Nhà nước.
Phương pháp đánh giá này đơn giản về cách tiến hành trong khi chắc chắn sẽ đem lại những tác động rất tích cực. Việc triển khai nên thực hiện thử nghiệm trước ở một số địa phương, như Quảng Nam, Đà Nẵng, An Giang, TP.HCM, Bình Dương, Hải Phòng và Hà Nội trong kỳ họp HĐND sắp tới.

Muốn thu hút người tài , phải trọng dụng nhân tài có sẵn

                                                                  TS Vũ Minh Khương
"Trong tất cả các nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, trọng dụng và thu hút tài năng là vấn đề cốt tử và cấp bách nhất. Một cơ quan sẽ không thể thực sự thu hút được tài năng chân chính nếu họ không trọng dụng được những tài năng đã có trong tay..." - Tiến sĩ Vũ Minh Khương, giảng sư trường Chính sách Quản lý "Lý Quang Diệu" (ĐH QG Singapore) trả lời phỏng vấn VNnet về những kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong thu hút người tài vào bộ máy lãnh đạo.
Cảm nhận của anh khi tham dự hội nghị “Những thách thức về cải cách chính sách kinh tế ở Châu Á", vừa tổ chức ở Đại Học Stanford ?
Trọng tâm của hội nghị này là thảo luận về các thách thức mà Trung Quốc và Ấn độ đang và sẽ phải vượt qua để thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế của mỗi nước.Trung quốc, với tộc độ tăng trưởng GDP bình quân bình quân xấp xỉ 10% / năm trong vòng 15 năm qua, chuyển sang chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng và từng bước chiếm lĩnh vị thế quốc tế cao trong những lĩnh vực có ảnh hưởng chiến lược cho toàn bộ công cuộc phát triển như giáo dục, công nghệ cao, và qui hoạch đô thị. Trong khi đó, Ấn độ đặc biệt trăn trở về tộc độ tăng trưởng tuy đă cao nhưng công nghệ thấp xa so với Trung quốc.
Bài toán lớn nhất hiện tại của Ấn độ vẫn là cải cách cơ chế và nâng cấp hạ tầng để thúc đẩy đầu tư trong nước và nước ngoài (hiện nay vẫn ở mức rất thấp so với Trung quốc). Chính phủ Ấn độ mới đưa ra mục tiêu đưa tốc độ tăng trưởng của nước này lên mức hai con số (nghĩa là 10% trở nên) sau hai ba năm nữa, trong khi dự kiến đạt mức tăng trưởng 8,4% vào năm 2006 này.
Qua tiếp xúc với các học giả và quan chức Trung quốc và Ấn độ, tôi thấy rất rõ “Nhân tố Phượng hoàng” (Nhân tố Phượng hoàng xuất phát từ truyền thuyết về phượng hoàng hiện ra từ đống tro tàn, chỉ sức mạnh vươn lên của một dân tộc, tổ chức, hay cá nhân, được nhân lên mạnh mẽ bội phần do vừa trải qua một tổn thất nặng nề) trong nhận thức và quyết tâm của họ. Ở hội nghị, tôi cũng phần nào thấy được “quyền lực mềm” (“soft power”) của Trung quốc.
Lãnh đạo Trung quốc tuy không thạo tiếng Anh và phải trình bày bằng tiếng Trung quốc nhưng những báo cáo của họ được hội nghị đánh giá rất cao nhờ sự nổi bật về tư duy thực tiễn, sự thấu hiểu khả năng và thách thức nội tại, sự nhận thức sâu sắc về xu thế và cục diện phát triển của thế giới, và thể hiện thiện chí hợp tác và cầu thị cao.
Theo anh, Chính phủ Việt Nam có thể vận dụng kinh nghiệm gì từ cách vượt qua thách thức của các nước trên để thúc đẩy phát triển kinh tế ?
Có 3 giải pháp quan trọng, đó là thành tâm lấy lại lòng tin của dân ; quyết liệt gia tăng "quyền lực mềm" của quốc gia; và nỗ lực đột phá trong nâng cao năng lực bộ máy quản lý Nhà nước.
Trong đó, lấy lại lòng tin của dân là nội dung hàng đầu vì một quốc gia không thể huy động hết tiềm năng của mình cho phát triển nếu ḷòng dân ly tán, một nền kinh tế không thể tăng trưởng với hiệu quả cao nều nỗ lực sáng tạo và tinh thần hợp tác bị thui chột do quảng đại nhân dân vào không c̣òn tin vào sự minh bạch và chân chính của thiết chế xă hội. Để lấy lại ḷòng tin của dân, chính phủ phải làm được hai điều sau: thứ nhất, phải nhanh chóng làm mất đi sức mạnh thần hiệu hiện nay của chữ “chạy” (chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy điểm, chạy bằng cấp, chạy huân dự,…); Thứ hai, phải làm cho người dân tin là chính phủ thành tâm nghe dân, kể từ việc nhỏ nhất.
Gia tăng “quyền lực mềm” quốc gia thực chất là củng cố nền móng lâu dài của sự nghiệp phát triển nước ta. Trong hai thập kỷ đổi mới vừa qua, tuy thực lực kinh tế (tức là “quyền lực cứng”) của chúng ta có khá lên, nhưng “quyền lực mềm” (nền tảng đạo ly xă hội; tầm cao văn hóa; tinh thần dân tộc; tầm vóc và phẩm chất cống hiến của lănh đạo các cấp) sa sút nghiêm trọng.
Trong hàng loạt nỗ lực cấp bách cần có trong nội dung này, một bước đi quan trọng là việc tạo khung luật pháp cho các hội và tổ chức quần chúng với tôn chỉ cao thượng và sứ mệnh nhân bản trong nỗ lực phục hưng sức mạnh quốc gia được thành lập rộng răi và hoạt động thuận lợi.Nâng cao năng lực của bộ máy quản ly nhà nước là nội dung then chốt và chiến lược, có sức đột phá để tạo nên cục diện phát triển mới. Nội dung này đ̣i hỏi quyết sách táo bạo và đồng bộ trên cả ba mặt: phát triển nguồn nhân lực, gia cường tổ chức, và cải cách thể chế luật pháp.
Trong tất cả các nỗ lực này, trọng dụng và thu hút tài năng là vấn đề cốt tử và cấp bách nhất. Điều đáng lưu tâm là trọng dụng tài năng hiện có trong từng tổ chức phải là bước đi đầu tiên. Một cơ quan sẽ không thể thực sự thu hút được tài năng chân chính nếu họ không trọng dụng được những tài năng đă có trong tay.
Ở các nước tiên tiến, họ thường thu hút người tài vào các cơ quan Chính phủ bằng cách nào ?
Hàn quốc với ư chí chiến lược trở thành một quốc gia hàng đầu thế giới trong những thập kỷ tới cho rằng, xây dựng một chính phủ tầm vóc hàng đầu phải là bước đi trước, làm nền tảng cho nền kinh tế và xă hội vươn tới mục tiêu này. Chính phủ Hàn quốc đặc biệt chú trọng nỗ lực cải cải, trọng dụng và thu hút tài năng vào đội ngũ khoảng 1500 cán bộ trung cao (từ vụ trưởng trở lên), vì đây là cốt lơi của cả hệ thống công chức.
Trong tuyển dụng và đánh giá cán bộ, chính phủ Hàn quốc đã đưa ra nhiều biện pháp đặc sắc để thú hút và trọng dụng người tài, trong đó có “Tìm cán bộ giỏi từ mọi nguồn”, “Đánh giá định lượng”, và “Tuyển chọn công khai”.Trong biện pháp “Tìm cán bộ giỏi từ mọi nguồn”, chính phủ Hàn quốc xây dựng hệ thống dữ liệu về nguồn cán bộ, trong đó các ứng viên từ ứng cử từ khu vực tư nhân chiếm trên 50%. Mọi người dân trong nước cũng như kiều bào ở nước ngoài có thể ứng cử để tham gia vào hồ sơ dữ liệu này (http://www.csc.go.kr/eng/csr/data/HRDBPS_english.doc) và chức vụ ứng cử có thể tới vị trí Bộ trưởng.
Đặc biệt, văn pḥòng tổng thống Hàn quốc Roh Moo-hyun lập một trang web với tên là “Samgochoryo” (“Tam cố thảo lư”, dựa theo tích Lưu Bị ba lần đến cầu Khổng Minh ra giúp trong truyện Tam Quốc) để tiếp nhận tiến cử người tài của toàn xă hội vào các vị trí cao trong chính phủ.
Trong biện pháp “Đánh giá định lượng”, chính phủ Hàn quốc tiếp tục truyền thống từ thời Chính quyền Park Chung Hy, theo đó chất lượng hoạt động của các cơ quan và các dự án được đánh giá rất khoa học và nghiêm ngặt. Trong thời kỳ 1962-1982, Chính phủ Hàn quốc lập Hội đồng các Giáo sư Đánh giá, gồm hơn 100 vị giáo sư có uy tín để định kỳ đánh giá kết quả hoạt động của các bộ ngành và dự án lớn.
Những năm gần đây, chính phủ Hàn quốc c̣ông nghệ áp dụng các phương pháp hiện đại thông dụng trên thế giới về quản lư định lượng theo kết quả; đặc biệt họ cũng chú trọng thăm ḍò sự thỏa măn của nhân dân về chất lượng hoạt động của các bộ ngành. Các cán bộ trung cao cấp cũng chịu sự đánh giá định lượng theo đinh kỳ để biết rơ điểm mạnh yếu của ḿình trong đáp ứng yêu cầu công tác.
Trong biện pháp “Tuyển chọn công khai”, chính phủ Hàn quốc yêu cầu các cơ quan chính phủ thông báo rộng răi trên trang web của ḿnh và thông tin đại chúng nhu cầu tuyển dụng và mở rộng cửa đón nhận ứng viên từ mọi nguồn. Một điều khác rất đáng lưu tâm là Trung quốc đang hợp tác chặt chẽ với Hàn quốc và Nhật bản để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản ly cán bộ. Họ liên minh với nhau theo hiệp ước được ba bên kí kết với tên là “Sáng kiến Mạng lưới Quản ly Nhân sự Bắc Á” (Northeast Asia Personnel Administration Network). Chúng ta nên tự hỏi tại sao chúng ta không liên kết chặt chẽ với ba nước này và Singapore để đi song hành và không ngừng học hỏi kinh nghiệm rất quí của họ về công tác tổ chức cán bộ.
Chúng ta nên vận dụng phương pháp đánh giá định lượng vào kết quả công tác của các Bộ ngành, địa phương như thế nào ?
Quốc hội vừa qua đã có thảo luận đến phương pháp “bỏ phiếu tín nhiệm”. Theo tôi, phương pháp này là một bước tiến nhưng nó chưa thực sự hiệu quả vì nó thiếu tính kiểm định và hướng dẫn.
Để áp dụng vào Việt Nam, theo tôi nên có đánh giá định lượng theo từng quí hoặc nửa năm cho các Bộ Ngành và 64 UBND cấp tỉnh/thành phố. Chúng ta cũng cần có hệ thống đánh giá định lượng kết quả công tác của cán bộ trung cao cấp (từ vụ trưởng trở lên ở cấp bộ và giám đốc sở trở lên ở cấp tỉnh/thành phố) theo định kỳ sáu tháng hay một năm.
Chẳng hạn, với các bộ ngành, chúng ta có thể đánh giá theo bảy tiêu chí: 1- Tầm nh́ìn chiến lược và quyết tâm cải cách. 2- Năng lực thực hiện nhiệm vụ. 3- Trọng dụng và thu hút tài năng. 4- Kiểm soát tham nhũng. 5- Gần gũi và lắng nghe dân. 6-Phối thuộc với các ngành liên quan và các địa phương. 7- Đánh giá tổng quát về kết quả công tác. Mỗi tiêu chí được cho điểm như sau: 1= rất yếu; 2= yếu; 3= trung bình; 4= khá; 5= xuất sắc.
Những người tham gia đánh giá chất lượng công tác của các bộ ngành trung ương bao gồm các đại biểu quốc hội chuyên trách theo dõi lãnh vực hoạt động của bộ liên quan, đại diện các giáo sư có uy tín, đại diện các cán bộ lão thành có kinh nghiệm, đại diện lãnh đạo 64 tỉnh thành phố, và đại diện các hiệp hội (tổng cộng nên có khoảng 150 - 300 người).
Với sự trợ giúp của CNTT, việc đánh giá và tổng hơp kết quả rất đơn giản thuận tiện. Khi người đánh giá đánh kết quả đánh giá của mình vào máy tính, kết quả tổng hợp sẽ có thể được cho hiện ngay lên trên máy tính của các cấp lãnh đạo, trang web của chính phủ, và trên màn hình phẳng khổ lớn đặt tại các nơi công cộng để nhân dân theo dõi giám sát. Kết quả sẽ được biểu thị sinh động bằng đồ thị có màu sắc để người xem thấy ngay mỗi bộ đang ở tình trạng nào và tiến bộ hay thụt lùi so với kỳ trước trên mỗi tiêu chỉ. Thực hiện tốt việc đánh giá theo định lượng này, người lănh đạo giỏi sẽ thấy phấn khích và hiểu rõ những điểm yếu trong bộ ngành của mình cần khắc phục; người lãnh đạo không đảm đương được trách nhiệm sẽ tự giác muốn từ chức; và người yếu kém sẽ mất đi nhuệ khí chạy chọt chức quyền.
Tôi hy vọng sẽ có dịp trình bày chi tiết hơn về các dự án đánh giá định lượng trong một dịp khác.
Những giải pháp cấp bách để thúc đẩy phát triển ở Việt Nam mà anh muốn đề xuất với Chính phủ ?
Thứ nhất, chúng ta nên thử nghiệm cho phép một địa phương, dù là đảo Phú quốc, hay một tỉnh nghèo ở miền trung, hay một thành phố nhiều tiềm năng như Hải phòng, được áp dụng cơ chế quản lý hiện đại dựa trên kinh nghiệm thành công của quốc tế, đặc biệt là của Singapore, Hồng công, và một số khu kinh tế đặc biệt của Trung quốc.
Lãnh đạo địa phương này sẽ được tuyển chọn theo những tiêu chí cao nhất về tầm nhìn, khả năng lãnh đạo, tài năng, và ḷòng tâm huyết với sự nghiệp phát triển. Đây sẽ là nơi, người tài năng và ngay thẳng được đặc biệt trọng dụng; là nơi các cán bộ quản lý và các cơ quan công quyền tự giác chịu sự giám sát chặt chẽ của người dân; là nơi khai thác tối đa khả năng tiềm tàng của tuổi trẻ và khơi dậy hoài bão dân tộc của mọi thế hệ, và đây cũng là nơi cộng động quốc tế thấy cảm phục tinh thần, tài năng, và phẩm chất của người Việt Nam.
Thứ hai, chúng ta nên xúc tiến nghiên cứu và triển khai phương pháp đánh giá theo định lượng như tôi đă giới thiệu khái quát ở trên cho các Bộ Ngành, UBND các tỉnh thành phố, và các cán bộ trung cao cấp.
Thứ ba, chúng ta cần mời ngay các công ty tư vấn quốc tế hàng đầu vào giúp phân tích hiện trạng và xây dựng chiến lược phát triển cho một số ngành quan trọng, đặc biệt là Du lịch, Hàng không, Dầu khí, Đóng tầu, và CNTT. Chúng ta cần có tầm nhìn và trí tuệ đẳng cấp hàng đầu quốc tế trong nỗ lực đầu tư hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành này.
Nhân đây, tôi cung muốn đề cập đến một số dự án mà Chính phủ Trung quốc đă mời McKinsey, công ty tư vần hàng đầu thế giới hợp tác. Thứ nhất, đó là dự án tư vấn giúp Trung quốc có thể tránh được một cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lại dựa trên kinh nghiệm của McKinsey với Hàn quốc. Thứ hai là dự án giúp Trung quốc phát triển ngành công nghiệp CNTT để vươn lên vị thế hàng đầu thế giới. Thứ ba là dự án xây dựng phố Nam Kinh (Thượng hải) trở thành đường phố du lịch-mua sắm sầm uất và nổi tiếng nhất thế giới.
Trong dự án này, McKinsey đă giúp chính quyền thành phố Thượng hải phối hợp được trí tuệ và tâm huyết của người dân Thượng hải và kinh nghiệm toàn cầu để hình thành nên một dự án lớn với tổng đầu tư dự kiến khoảng 24 tỷ USD thực hiện trong vòng 10 năm và thu hút được sự tham gia của nhiều nhà đầu tư và bán lẻ hàng đầu thế giới.

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

VÀI CÂU HỎI CỐT TỬ VỀ NỢ XẤU CỦA VIỆT NAM


Ảnh internet

By: Wegreen
 
Thời gian gần đây, Nợ Xấu đang là một trong những vấn đề trọng điểm trong các cuộc họp bàn của Chính phủ cũng như trên các mặt báo của giới truyền thông. Nợ xấu gia tăng được coi là một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự đình đốn của nền kinh tế Việt Nam, khiến ngôi sao đang lên của Châu Á bị lao dốc tăng trưởng kinh tế xuống mức thấp nhất (5,03%) trong vòng 13 năm đầu của thế kỷ 21 [1], khiến hàng trăm nghìn doanh nghiệp trong nước phái đóng cửa trong hơn 2 năm vừa qua. Vậy đâu là những vấn đề cốt tử của câu chuyện nợ xấu đang đè nặng lên nền kinh tế Việt Nam này?

1. WHAT: NỢ XẤU VIỆT NAM CẤU THÀNH TỪ NHỮNG NGUỒN NÀO?

a. Bất động sản đóng băng:
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, riêng nợ liên quan bất động sản khoảng trên 1 triệu tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu chưa được bóc tách nhưng chắc chắn không hề nhỏ. [2] Một thực tế là trong thời kỳ tăng trưởng nóng những năm 2007-2008 ở Việt Nam, quá nhiều doanh nghiệp lớn tham lam vay tiền đầu tư dàn trải ngoài lĩnh vực kinh doanh cốt lõi sang bất động sản và bị tắc dòng vốn ở đây không tài nào gỡ ra được khi nền kinh tế thế giới bị cảm nặng từ con virus khủng hoảng tài chính Mỹ và Châu Âu.

b. Sản xuất đình trệ đặc biệt từ khu vực DNNN
Tổng nợ xấu thương mại giữa các doanh nghiệp đến nay là bao nhiêu và liên quan đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thế nào, hiện không có cơ quan nào thống kê và đưa ra.

Chỉ tính riêng khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN), theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2011, tổng nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 1.292.400 tỷ đồng, nhưng bao nhiêu trong số này là nợ xấu vẫn đang là ẩn số. [3]

Việc tăng trưởng kinh tế (GDP) cao và dựa vào kênh tăng vốn là chính, trong khi công nghệ hỗ trợ tăng trưởng và hiệu năng quản lý bị trượt dài phía sau, nảy sinh ra vấn đề doanh nghiệp càng vay nhiều càng khó có khả năng quản lý hiệu quả các đồng vốn vay đó, dẫn đến hệ số ICOR thấp, lãng phí đồng vốn và gia tăng nguy cơ tham nhũng khi đồng tiền như “mỡ để miệng mèo”.
c. Xây dựng cơ bản
Tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương diễn ra khá phổ biến và ở mức độ khá nghiêm trọng. Nên nhớ rằng, đầu tư xây dựng cơ bản là một phần quan trọng của đầu tư công của Chính phủ trong nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế đất nước.

Hậu quả là công trình thi công dở dang, kéo dài, hiệu quả đầu tư kém; chủ đầu tư không có nguồn vốn để thanh toán; nhiều doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu nợ lương công nhân, chiếm dụng vốn của nhau, không ít doanh nghiệp giải thể và phá sản; góp phần làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng lên... Điều đó đã và đang ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, an toàn nợ công và tăng trưởng kinh tế bền vững. [4]
d. Thị trường chứng khoán bong bóng & trì trệ
Đây cũng là một yếu tố tác động không nhỏ khi thực tế không ít các công ty, đại gia, và các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng đã vay tiền không tiếc tay rồi đổ vào sòng bạc này và bị “đá đít” ra khỏi sân chơi đầu tư cổ phiếu với không một manh áo giữ lại sau giai đoạn thị trường chứng khoán bị lên đồng bởi tâm lý đám đông của các nhà đầu tư, hoang tưởng rằng bữa tiệc của thị trường giá lên sẽ không bao giờ tàn.

2. WHERE: ĐÂU LÀ NGUYÊN NHÂN THÚC ĐẨY SỰ GIA TĂNG NỢ XẤU?

Tất nhiên và đơn giản thường có 2 nhóm nguyên nhân chính:

a. Khách quan:
Khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng khiến các doanh nghiệp Việt Nam bị shock do mất mát vô số hợp đồng đã được ký. Vinashin là một điển hình khi các hợp đồng đóng tàu từ các khách hàng, đối tác nước ngoài bị hủy bỏ do sự suy thoái của ngành vận tải đường biển toàn cầu [5]. Xuất khẩu bị đình trệ, dẫn đến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cùng các doanh nghiệp ăn theo trôi tới bờ vực phá sản.

b. Chủ quan:
Một nền kinh tế đang rơi vào tình trạng ngủ mê. Các nhà đầu tư mơ về một thị trường chứng khoán - hàn thử biểu của nền kinh tế - chỉ có lên trong kể cả ngắn hạn và trung hạn. Các doanh nghiệp mơ trở thành điển hình phát triển thần kỳ và các doanh nhân mơ sớm tới ngày được bước chân vào cung điện của giới siêu giàu Việt Nam nơi những Đặng Nhật Vượng (Vincom), Đoàn Nguyên Đức (HAGL), Đỗ Quang Hiển (SHB), Đặng Lê Nguyên Vũ (Trung Nguyên)…đeo những vòng nguyệt quế bằng vàng ròng đang ngự trị. Các ngân hàng thì mơ giấc mơ lãi xuất ngày này tháng khác luôn ở mức 2 con số khiến tiền vào như nước và sẽ nhanh chóng trở thành những Bank of America, Cit Group, hay Well Fargo của Việt Nam. Chính phủ thì mơ Việt Nam sẽ chẳng mấy chốc sẽ vượt Thái Lan và tiệm cận Hàn Quốc (những quốc gia mà 50 năm trước đây chẳng hơn gì Việt Nam) nhờ tài năng điều hành phi thường của mình.

3. HOW MUCH: CON SỐ NỢ XẤU THỰC LÀ BAO NHIÊU?

Mới đây, tiến sĩ Nguyễn Đức Thành (VERP) nhận xét, nếu căn cứ vào tỷ lệ nợ xấu được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố là 6% vào tháng 2-2013 vừa qua, và các số liệu nợ xấu khác, thì nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng nằm trong khoảng 180 -300 ngàn tỉ đồng. [6]

Trong khi đó, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các khoản nợ xấu được các tổ chức tín dụng cơ cấu lại tính đến tháng 10-2012 cỡ 250.000 tỷ đồng, tương ứng 8% dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, con số mới nhất mà ông được biết thì nợ xấu ngân hàng tới 400.000 tỷ đồng (~20 tỷ USD) [7]. Điều đó có nghĩa là nợ xấu của Việt Nam đang vào khoảng hơn 12% chứ không thực sự khoảng 6% như NHNN công bố.

4. WHEN: KHI NÀO THÌ NỢ XẤU GÂY PHÁ SẢN CÁC NGÂN HÀNG?

Có một minh họa rất đáng ngẫm rằng, nếu những ông chủ ngân hàng bỏ ra 5 đồng (gọi là vốn tự có), thu hút tiền gửi 95 đồng và họ cho vay 100 đồng thì như thế nếu nợ không đòi được là 6 đồng thì vốn tự có của các ông chủ ngân hàng coi như hơn mất sạch. Ở Việt Nam, hệ số vốn hiện nay chỉ khoảng 4-6% [8], và kết hợp với dự đoán của các chuyên gia kinh tế Việt Nam và NHNN bên trên rằng tỷ lệ nợ xấu khoảng 8-12% thì chắc chắn một tỷ lệ không thể nhỏ các NHTM đang rơi vào tình trạng vỡ nợ mà không dám công bố.

5. WHO: AI LÀ CHỦ NỢ LỚN CỦA VIỆT NAM?

Thêm một đòn knock out cho khu vực nợ công của Việt Nam là, nợ nước ngoài tính bằng nội tệ tăng với tốc độ chóng mặt, kích thích rủi ro tỷ giá. Các chủ nợ lớn của Chính phủ Việt Nam bao gồm Nhật (chiếm 34,3% tổng nợ) và các tổ chức quốc tế như Hiệp hội phát triển quốc tế IDA (International Development Association - 24,9%) và Ngân hàng phát triển châu Á ADB (Aisan Development Bank - 15,0%). Mỹ và khối EU chỉ chiếm lần lượt 0,3% và gần 6,9% tổng nợ của Chính phủ Việt Nam, tuy nhiên nợ theo đồng tiền của các nước/khu vực này lại chiếm tỉ trọng lớn. Các chủ nợ thường có xu hướng sử dụng những đồng tiền mạnh, và việc vay nợ theo các đồng tiền mạnh này khiến nợ nước ngoài chịu rủi ro cao khi chúng có xu hướng lên giá theo thời gian. [9]

Chỉ tính kể từ đầu năm 2010 đến cuối tháng 6/2011, ba đồng tiền chủ chốt gồm EUR, USD và JPY trong giỏ nợ nước ngoài của Việt Nam đã lên giá lần lượt khoảng 12%, 13% và 26% so với VND. Điều này cũng đồng nghĩa với việc gánh nặng nợ nước ngoài tính theo nội tệ đang tăng với tốc độ chóng mặt và gây sức ép đối với thâm hụt ngân sách và chính sách tiền tệ. [9]

6. HOW: ĐÂU LÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CỐT LÕI GIẢI QUYẾT NỢ XẤU?

Nhiều cuộc họp bàn sôi nổi của các chuyên gia kinh tế và các Think Tank của Chính phủ đã được tiến hành xung quanh vấn đề nợ công và nợ xấu. Tựu chung lại, giải pháp vẫn nằm ở:

a. Tái cấu trúc nợ của các tập đoàn, tổng công ty Nhà Nước, từ những anh hút và xúc tài nguyên đang khan hiếm lên để hưởng lợi nhuận như Petrolimex và Vinacomin, tới những anh độc quyền bán ánh sáng điện cho 90 triệu dân Việt Nam như EVN hay bám biển đảo để làm giàu như Vinashin và Vinalines.
b. Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) giảm lãi suất tái cấp vốn xuống để hỗ trợ các NHTM phục hồi. Các ngân hàng thương mại đồng thời cũng giảm lãi suất cho vay hay dãn nợ cho doanh nghiệp để cùng tồn tại. Hành lang giám sát bên vay để đảm bảo họ sử dụng vốn vay đúng quy ước cũng cần phải siết chặt.
c. Thành lập trung gian (Công ty Quản lý tài sản là một ví dụ) để giúp xóa nợ xấu cho các NHTM thông qua sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ, qua đó cứu trợ khu vực ngân hàng trong cơn bể dâu.
d. Tìm kiếm sự viện trợ kỹ thuật và tài chính từ các Tổ chức quốc tế, cũng như vận động kiều hối, để bơm tiền vào nền kinh tế bong bóng đang bị xịt và có nguy cơ rơi vào vòng xoáy đình lạm (Stagflation) [10].


7. WHY: TẠI SAO CÔNG TY QUẢN TÀI SẢN (VAMC) KHÔNG PHẢI LÀ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO ĐỐNG NỢ XẤU ĐANG GIA TĂNG?

Nghị định thành lập Công ty Quản tài sản (VAMC) vừa được Thủ tướng ký ban hành và có hiệu lực kể từ 9/7/2013. Theo đó, VAMC sẽ là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100%, với vốn điều lệ 500 tỷ đồng. VAMC ngoài quyền năng phát hành trái phiếu đặc biệt thời hạn tối đa 5 năm và lãi suất bằng 0% để hỗ trợ kéo các NHTM khỏi bờ vực phá sản còn có khả năng mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt [11].

Tuy nhiên, có thể thấy kỳ vọng vào “nước thánh” của VAMC không thực sự nhiều khi xét tới quy mô không gian khổng lồ của nợ xấu. Liệu một công ty có quy mô 500 tỷ đồng có làm teo nhỏ đáng kế món nợ xấu gấp 500 tới 800 lần (250.000 – 400.000 tỷ) mà nền kinh tế Việt Nam đang phải gánh chịu? Hơn nữa, bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đầy một màu xám khi nợ xấu đang nằm chính ở khu vực DNNN – khu vực kinh tế chủ đạo và có hệ số ICOR thấp nhất trong các khu vực kinh tế, các Doanh nghiệp tư nhân phá sản hàng loạt, thị trường chứng khoán – nơi hút tiền đầu tư quan trọng nhất – thì lạnh lẽo, và thị trường bất động sản – nơi hàng đống tiền của các “ông lớn” đang bị kẹt – thì đông cứng.

8. WHICH: VẬY YẾU TỐ NÀO THỰC SỰ LÀ GIẢI PHÁP GIÁ TRỊ HƠN CHO BÀI TOÁN NỢ XẤU?

Trong các tác nhân chính (NHNN, Công ty Quản lý tài sản – tay trung gian đòi nợ xấu, NHTM, Doanh nghiệp) tham gia vào bức tranh nợ xấu quốc gia, doanh nghiệp chính là nút thắt cổ chai mà nếu không cố giải pháp quyết triệt để cho khu vực này thì không cách nào thực sự giảm được nợ xấu.

Nếu để doanh nghiệp phá sản hàng loạt (như đang diễn ra) thì họ xuống mồ để lại nguyên đống nợ xấu cho các NHTM mà không cách nào xóa được. Ngoài ra, đến lượt mình, để tránh bị phá sản do nợ xấu vượt quá hệ số vốn tự có, NHTM phải phụ thuộc vào “bầu sữa” cứu trợ thanh khoản từ NHNN. Song, nếu các doanh nghiệp bị chết hoặc sống như các Zombia thì họ không thể có lợi nhuận, và do đó Chính phủ sẽ không thu được thuế để bỏ vào két của NHNN mà qua đó NHNN có phao tiền tệ mang đi cứu trợ.

Tuy nhiên, giả thiết màu hồng là NHNN có tiền thoải mái cho NHTM vay, NHTM có tiền thoải mái cho doanh nghiệp vay, và Công ty quản lý tài sản cùng NHTM cho phép doanh nghiệp dãn trả lãi và vốn vay thì thực tế rằng doanh nghiệp vẫn sẽ vô cùng khó khăn trong khâu tìm kiếm lợi nhuận để quay về thời thịnh vượng. Tại sao? Tại vì lợi nhuận phụ thuộc đầu ra sản phẩm có tiêu thụ được không. Và hiện tại, thị trường nội địa đang rơi vào giảm phát trầm trọng người dân phải tiết kiệm không dám tiêu dùng, trong khi các doanh nghiệp khách hàng của các doanh nghiệp khác cũng không còn tiền hoặc không dám vay để mua nguyên vật liệu sản xuất. Tệ không kém, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 vẫn đang như đám mây vần vũ ngăn cản sự ấm lên của nền kinh tế thế giới, dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam không tài nào gia tăng năng lực xuất khẩu được.

Dù thế nào, có thể thấy Doanh nghiệp là tác nhân ảnh hưởng lớn tới vòng xoay của nợ xấu. Cởi trói cho các khu vực kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, với những chính sách công bằng hơn cho khu vực năng động chiếm trên dưới 90% thị trường này là giải pháp không thể thiếu để cứu túi tiền của Chính phủ, cứu khu vực ngân hàng, và tái thiết niềm tin của thị trường cùng các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Quả là tiến thoái lưỡng nan và sẽ thật thần kỳ nếu Chính phủ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể gỡ rối được mớ bòng bong đang quấn chặt lấy nền kinh tế Việt Nam. Chúc ông và các nhà lãnh đạo Việt Nam gặp nhiều may mắn.
----------------------------------
Chú thích: