Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

TPP Từ Góc Nhìn Của Alan

28 July 2013

Bất hạnh giúp ta thử thách tình bạn và nhận diện kẻ thù (Misfortune tests friends and detects enemies) Proverb
Trong những buổi nói chuyện của tôi gần đây, câu hỏi “hot” nhất của mọi doanh nhân từ Việt, ASEAN…đến Mỹ và Trung Quốc…là chuyện gia nhập của Việt Nam vào Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 10 quốc gia và 2 đại cường kinh tế, Mỹ Nhật. GDP của các hội viên TPP chiếm đến 40% GDP toàn cầu. Nhiều chuyên gia cho rằng TPP là một sách lược của Mỹ để chống sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc.
Căn bản của quyền lợi
Trước khi đi sâu về phân tích, tôi xin nói rõ là tôi không có một thông tin nào ngoài những tin tức bình luận trên các mạng truyền thông. Và tôi cũng không thể bàn sâu vào góc cạnh chính trị của sự kiện quan trọng này vì lý do đơn giản là “pháp luật” của Việt Nam không cho phép.
Trước hết, theo kinh nghiệm làm ăn và các cuộc thương thuyết trong lịch sử, hay chỉ đơn giản giữa 2 người “dân đen”, bất cứ một giao dịch thành công nào cũng đòi hỏi sự thỏa mãn tối thiểu giữa hai bện hay nhiều bên. Thuận mua vừa bán. Sự đổi chác về quyền hay lợi đều dựa trên căn bản: tôi được gì và mất gì trong giao dịch này? Dù có thể một bên thiếu xuy sét và hoang ưởng trong kỳ vọng (gọi là ngu xuẩn) nhưng vào thời điểm giao dịch, họ đều thương lượng gay gắt để đạt được điều mình muốn.
Do đó, muốn hiểu rõ hơn về sự gia nhập của Viêt Nam vào TPP, ta phải trở lại vấn đề căn bản: Việt Nam muốn gì và Mỹ muốn gì? Dĩ nhiên 10 nước còn lại cũng có những lợi ích quốc gia riêng của họ, nhưng với sự chi phối và với vai trò đầu đàn, Mỹ có thể “thuyết phục” họ khá dễ dàng.
Một sinh viên trẻ cũng có thể đọc báo để thấyViệt Nam muốn gì từ TPP:  thị trường béo bở và rông mở của 2 quốc gia Mỹ Nhật.  Hiện nay, Viêt Nam đang xuất khẩu hơn 20 tỷ USD qua thị trường Mỹ và 9 tỷ USD qua thị trường Nhật (khoảng 25% của GDP). Xuất siêu từ Mỹ lên đến 15 tỷ USD mỗi năm. Nếu được hưởng hàng rào thuế quan ưu đãi dành cho hội viên (gần bằng 0% cho phần lớn mặt hàng), lượng xuất khẩu Việt Nam qua TPP sẽ tăng gấp 2 lần, chỉ cần nhờ vào lợi thế cạnh tranh duy nhất này.
Những suy đoán sai lầm
Nhiều nhà phân tích cho rằng Việt Nam cũng muốn tìm các đồng minh chiến lược mới, nhất là Mỹ, để hóa giải ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc về chánh trị và quân sự tại Biển Đông và sự áp đặt về cơ chế. Tôi không tin điều này. Việt Nam đã liên tục khẳng định “16 chữ vàng và 6 cái tốt” trong 80 năm lịch sử và gần đây nhất là vào 10 văn kiện vừa ký kết trong tháng 6 năm nay.
Trái với những suy đoán trước đây, tôi cho rằng thực sự Trung Quốc đang đứng sau và khuyến khích Việt Nam gia nhập TPP để họ có thể hưởng lợi gián tiếp từ khía cạnh kinh tế (sau khi đã nắm kỹ các yếu tô khác về đồng minh Việt).
Ba năm trước, tôi có tham dự nhiều buổi “trình diễn” (road show) tại Trung Quốc do các quỹ tư nhân ASEAN tìm nhà đầu tư vào Việt Nam. Phần lớn “không quan tâm” là câu trả lời. Trung Quốc đang xuất khẩu qua Việt Nam 29 tỷ USD mỗi năm (nhập siêu là 18 tỷ USD) chiếm đến 25% của GDP Việt mà không tốn sức lắm. Nhận xét chung của các doanh nhân Trung Quốc là việc đầu tư vào Việt Nam là một việc làm “thừa thãi”.
Tuy nhiên, 6 tháng vừa qua, tôi nhận liên tiếp những cuộc gọi và viếng thăm của doanh nhân Trung Quốc. Họ bắt đầu quan tâm đến việc thiết lập nhà máy tại Việt Nam để hưởng lợi từ TPP. Chẳng hạn hàng may mặc xuất từ Trung Quốc vào Mỹ phải chịu thuế hải quan là 20% đến 40%. Với TPP, nhà máy tại Việt Nam sẽ thâu lợi ngay khoản chi phí này và các quyền lợi khác mà Việt Nam thường ưu đãi cho các dự án FDI. Tôi nghĩ chánh phủ Trung Quốc rất thú vị nếu dùng được bàn đạp Việt trong trận chiến kinh tế với Mỹ. Với hơn 80% sản phẩm Việt xuất khẩu phải tùy thuộc vào linh kiện và nguyên liệu từ Trung Quốc, mối lợi cho Trung Quốc sẽ tăng lũy tiến với TPP. Có thể nói, Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ TPP nhiều hơn là Việt Nam.
Nhìn từ phía Mỹ
Dĩ nhiên, các chuyên gia Mỹ không ngu gì mà không biết những gì Trung Quốc và Việt Nam sẽ hưởng từ TPP. Tuy nhiên, cái gót chân Achilles của nước Mỹ luôn luôn là các chính trị gia và những nhóm lợi ích quyền lực, nhất là nhóm tài phiệt Mỹ (gốc Do Thái).
Trước hết, nhóm tư bản tài chánh của Mỹ không bao giờ quan tâm đến quyền lợi quốc gia. Với họ, toàn cầu hóa và lợi nhuận tối đa là mục tiêu chính. Những yếu tố khác như chánh trị hay quân sự là chuyện “người khác”. Vì sự hấp dẫn của thị trường 1.3 tỷ dân mà họ đã lao đầu không suy nghĩ vào Trung Quốc. Cho đến nay, qua các nguồn tài trợ, họ đã giúp Trung Quốc cất cánh và trở thành một đối thủ đáng quan ngại của Mỹ. Vì số lượng khủng của petrodollars (tiền thâu nhập từ dầu khí) mà giới tài chánh Wall Street ủng hộ các vương quốc và chế độ độc tài (kể cả việc đẩy Mỹ vào trận chiến Iraq). TPP là một miếng mồi ngon cho các tập đoàn này.
Ngay sau đó là phe chính trị “tả phái” của Mỹ, hiện bao gồm những trí thức tháp ngà và các nhà hoạt động xã hội trẻ (hơi dư thừa lý tưởng). Phe tả luôn thích ra tay “giúp” người nghèo hay nước nghèo qua OPM (tiền người khác). Với lá phiếu của thành phần “hưởng đủ mọi phúc lợi của xã hội mà không đóng thuế” đang chiếm đến 53% số cử tri, phe tả đang nằm trong thời kỳ vàng son của đủ mọi chương trình OPM. Lãnh đạo số 1 và tiêu biểu cho phe tả là ngài Barrack Obama.
Có thể nói Obama là một chuyên gia cao cấp về OPM. Sinh ra trong một gia đình hưởng nhiều phúc lợi (welfare benefits) vì cha mẹ nghèo, Obama đã hiểu ngay từ thời thơ ấu về sự hấp dẫn của OPM. Sau khi tốt nghiệp luật sư, chàng Obama chọn làm một nhà tổ chức cộng đồng (community organizer) hoàn toàn sống nhờ vào các chương trình xã hội từ tiền ngân sách của các chánh phủ liên bang và địa phương. Có thể nói, Obama và phe nhóm đã dùng OPM để leo lên tuyệt đỉnh của danh vọng.
Việc Obama tung chút tiền vào cá cược TPP cho Việt Nam cũng là một điều dễ hiểu. Các lãnh đạo Việt Nam đã thuyết phục Obama với ngôn ngữ OPM và chủ nghĩa xã hội mà Obama rất am hiểu. Thực ra, nếu nói về OPM, quan chức Việt Nam phải là sư phụ của Obama. Thay vì qua Việt Nam thăm viếng, tôi nghe đồn là Obama định dự một khóa tu nghiệp dài hạn về OPM tại Hà Nội sau khi thôi làm Tổng Thống Mỹ.
Cuối cùng, giới quân sự của Mỹ luôn luôn “yêu” chiến tranh, nơi sự nghiệp và quyền lợi của họ gắn liền vào cái gọi là “an ninh quốc gia” và “cảnh sát quốc tế”. Dù họ biết thừa về khả năng rủi ro khi đổ quân vào các xứ lạ, họ cũng biết là không có một cuộc chiến nào mà không đem thêm quyền lực và tiền bạc cho phe nhóm (dĩ nhiên cũng là OPM). Mộng ước biến Việt Nam thành một đồng minh chiến lược có lẽ sẽ tan theo mây khói khi Mỹ thực sự đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông; nhưng đối với những phí tổn đang phung phí toàn cầu, thì cái giá phải trả cho tư duy sai lầm này của phe quân sự Mỹ sẽ rất nhỏ và có thể xếp vào loại “thử và sai” (trial and error).
Rào cản còn lại
Ba nhóm trên đã bắt tay để bỏ qua quyền lợi kinh tế của quốc gia để theo đuổi một chánh sách nhiều “hoang tưởng”, nhất là khi nghĩ rằng Việt Nam sẽ thành một con cờ để “cân bằng” Trung Quốc trong địa chánh trị toàn cầu.
Nhiều người cho rằng vấn đề nhân quyền và dân chủ sẽ là một rào cản ngăn Việt Nam gia nhập TPP. Phe nhóm Obama sẽ cố “vận động dư luận” để thỏa mãn phần nào đòi hỏi của phe hữu và khối cử tri Việt Kiều về vấn đề này. Nhưng trong cốt lũy của các nhóm lợi ích này, “nhân quyền hay dân chủ” không bao giờ là mục tiêu, mà chỉ là “miệng lưỡi đầu môi” (lip service). Trong khi đó, phần lớn cử tri Mỹ khác sẽ không quan tâm vì đây là chuyện quá nhỏ trong đời sống bình nhật của người dân Mỹ. Nếu có cuộc khảo sát về TPP, tôi chắc là 90% dân Mỹ sẽ nghĩ nó là chữ viết tắt cho một hiệp hội quần vợt mới của Mỹ.
Do đó, trong bản thông cáo chung của ông Obama và ông Sang, hai bên cam kết là sẽ hoàn tất việc Việt Nam gia nhập TPP vào cuối năm. Nếu đúng vậy, đây sẽ là thắng lợi lớn lao cho quan chức Việt Nam, Trung Quốc và vài ba nhóm lợi ích của Mỹ.
May vẫn hơn hay
Tuy nhiên, nó cũng sẽ giúp sự hồi phục của nền kinh tế Việt sớm hơn dự đoán nhờ sự gia tăng về xuất khẩu và đầu tư FDI từ nhiều nơi, nhất là Trung Quốc. Trong tình thế gần như tuyệt vọng của nền kinh tế Việt, TPP sẽ là một phép mầu và ân sủng từ Thượng Đế. Lá số tử vi của quan chức Việt và Tàu quả thật là đầy sao may mắn.
Về phía Mỹ, sự thất vọng gần như chắc chắn trong 5 năm sắp tới khi các nhà tư bản Mỹ nhận ra là những số liệu thống kê và báo cáo tài chánh của các đối tác Việt Nam còn tệ hơn tiểu thuyết; và các nhà chính trị quân sự thấm hiểu lời khuyên về việc “đừng nghe những gì họ nói”…
Kẻ cắp khi gặp bà già …thì cũng phải bó tay.
Alan Phan

Hoa Kỳ Dung Tam Tế

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt 130729
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
Đừng Bị Ù Tai Vì Nhiễu Âm - Nên Nhìn Vào Thực Tế Kinh Tế Quốc Tế.... 

* Hoa Kỳ vẫn phục hồi trước các nước * 
Từ vài tháng qua, người ta bắt được nhiều tín hiệu trái ngược về tình hình kinh tế toàn cầu sau năm năm chấn động. 
Trong các nền kinh tế công nghiệp hoá, Hoa Kỳ đã phục hồi nhanh nhất. Âu Châu chưa ra khỏi cơn khủng hoảng và Nhật Bản mới bắt đầu áp dụng những giải pháp cải tổ táo bạo để đẩy lui làn sóng suy trầm. Ngoài thế giới công nghiệp hóa, nền kinh tế có sản lượng thứ nhì của thế giới là Trung Quốc cũng khởi sự cải cách và có đà tăng trưởng thấp hơn. Rốt cuộc, kịch bản "Tầu vượt Mỹ" chỉ là ảo vọng....
Giữa khung cảnh đó, vụ thành phố Detroit bị vỡ nợ vì thu vào không đủ cho gánh nợ hơn 18 tỷ, trong đó phân nửa là nghĩa vụ về hưu bổng và y tế phải chi ra mà chẳng có nguồn thu. Đã vậy, hôm 24, Tổng thống Barack Obama lại mở chiến dịch vận động dư luận cấp cứu kinh tế với lối giải thích kỳ lạ về nguyên do của Tổng suy trầm và hậu quả cho giới trung lưu.
Tức là kinh tế Hoa Kỳ chưa phục hồi?
Hôm Thứ Hai 29, đến lượt một chuyên gia cao cấp của Bắc Kinh đả kích lập luận bi quan về triển vọng kinh tế của Trung Quốc. Justin Lin (Lâm Nghị Phu) là người có thẩm quyền: từ Đài Loan đào thoát qua Hoa lục năm 1929, ông tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế tại Chicago để là viên chức ngân hàng Trung Quốc, rồi qua làm Phó Chủ tịch và Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới từ 2008 đến năm ngoái, trước khi về làm cố vấn kinh tế cho lãnh đạo Bắc Kinh.
Nghĩa là kinh tế Trung Quốc chưa đến nỗi nào?
Bài viết này không đề cập đến chuyện "kinh tế cũng là chính trị" – xin để tuần sau! – mà cố trình bày những nguyên nhân sâu xa hơn, khiến Hoa Kỳ đã phục hồi sớm nhất trong các khối kinh tế lớn của thế giới. May ra, ta khỏi bị hiểu lầm về những lý luận hàm hồ của các chính khách.
***
Trước hết, thế giới trôi vào khủng hoảng tài chánh rồi suy trầm từ năm 2008 vì lý do chính là vay mượn quá nhiều sau khi tiêu thụ quá mức tiết kiệm. Nói đến điều ấy, ai cũng có thể nghĩ Hoa Kỳ là thủ phạm vì tiêu thụ chiếm đến 72% của Tổng sản lượng, trong khi các nước đang phát triển, kể cả Trung Quốc, đã có mức tiết kiệm rất cao và nhờ vậy mà có tiền cho Mỹ vay để duy trì một thất quân bình quá lớn và quá lâu, đến vài chục năm.
Trong hoàn cảnh đó mà bảo Hoa Kỳ hồi phục sớm nhất là một nghịch lý nhuốm mùi "phục Mỹ"....
Thật ra, trong sự vận hành của kinh tế toàn cầu với tác động tương hằng từ xứ này qua xứ khác, lời phê phán đạo đức chỉ là trò chính trị. Thí dụ như dân Đức hy sinh tiết kiệm cho dân Hy Lạp tiêu xài quá mức nên mới gây khủng hoảng trong khối Euro. Hoặc Bắc Kinh thắt lưng buộc bụng người dân để lấy dự trữ ngoại tệ rất cao cho Mỹ vay nhằm gây sức ép với Hoa Kỳ... Truyện ngụ ngôn con ve sầu ca hát và tiêu hoang nên mắc nợ con kiến chắt bóp tiết kiệm chỉ là... truyện. Sự thật lại đơn giản như một bản kế toán. 
Xin lỗi quý độc giả về chuyện khó hiểu này!
Quốc gia nào cũng có hai sinh hoạt là sản xuất và tiêu thụ. Khi sản xuất nhiều hơn tiêu thụ thì được một khoản dư dôi là tiết kiệm. Nếu tiết kiệm nhiều hơn số đầu tư thì được thặng dư trong cán cân chi phó hay trương mục vãng lai. Số thặng dư phải được đầu tư ra ngoài, tức là xuất cảng tiền tiết kiệm, hay xuất cảng tư bản. Ngược lại, nếu tiết kiệm nội địa ít hơn đầu tư thì phải nhập cảng tiết kiệm, hay tiếp nhận đầu tư của nước ngoài. Theo định nghĩa kế toán, trương mục vãng lai và trương mục đầu tư phải cân bằng, với kết số bằng số không. Thâm hụt trương mục vãng lai phải được bù đắp bằng tư bản nhập nội.
Từ khái niệm trừu tượng đó, xin nhớ thêm rằng xuất cảng tư bản có nghĩa là nhập cảng số cầu từ nước khác. Vì vậy, khối tiết kiệm và tiêu thụ mới ảnh hưởng đến ngoại thương, xuất nhập cảng. Chính sách ngoại thương là kết quả của tình trạng chi thu, tiêu thụ và tiết kiệm bên trong. Và các nước muốn can thiệp vào ngoại thương để nâng xuất cảng và giảm nhập cảng thì có thể nghĩ đến giải pháp hối đoái, như phá giá để dễ hàng bán ra với giá rẻ hơn và giảm số nhập cảng vì giá đắt hơn. Những biện pháp can thiệp này tác động ngược vào số tiêu thụ và tiết kiệm nội địa....
Sau mấy trăm chữ về một chuyện khó hiểu, xin trở lại vấn đề chính là sức tiết kiệm của từng nước. Dĩ nhiên là nó tùy vào nếp văn hóa, tâm lý bi quan hay lạc quan về tương lai, mà cũng lệ thuộc vào chánh sách kinh tế hay những ràng buộc về tổ chức, với chỉ dấu tổng hợp là mức tiêu thụ so với Tổng sản lượng.
Mức trung bình của nhiều nền kinh tế lớn trên toàn cầu là ở trên 50% Tổng sản lượng GDP. Hoa Kỳ có số tiêu thụ quá cao (tiết kiệm quá thấp), bằng 70-72%. Trung Quốc thì ngược lại, với số tiêu thụ chỉ bằng 35-37% Tổng sản lượng.
Yếu tố quan trọng nhất là các khối kinh tế này không biệt lập mà tác động vào nhau. Việc Mỹ phải nâng mức tiết kiệm (giảm mức tiêu thụ) lại liên hệ với việc Trung Quốc phải tăng mức tiêu thụ. Sợi dây chuyển lực giữa hai nhu cầu này là ngoại thương, và gián tiếp hơn, là hối suất đồng bạc.
Nhưng việc điều chỉnh còn tùy thuộc vào tình trạng khép mở, tự do nhiều hay ít, của hai nước.
Hoa Kỳ trôi vào khủng hoảng vì nợ cao, tiết kiệm thấp do nhiều yếu tố tâm lý (lạc quan) hay chính trị, thậm chí sự hao tốn cho chiến tranh. Yếu tố quan trọng là vì có nền kinh tế mở nhất, với cơ chế linh động nhất: thế giới càng tiết kiệm nhiều dân Mỹ càng tiêu thụ mạnh và tiết kiệm của thiên hạ tràn vào Mỹ càng tạo ra thịnh vượng và hiệu ứng là tâm lý phồn vinh... giả tạo.
Năm năm qua, Hoa Kỳ đụng đáy sớm nhất, dân chúng bóp bụng trả nợ, doanh nghiệp gia tăng tiết kiệm và đang xây dựng lại một nền móng quân bình hơn. Mức độ tự do của cơ chế khiến nuớc Mỹ ứng phó nhanh nhất. Nhưng trình độ dân chủ của chính trị cũng khiến các chính trị gia phát biểu lung tung để kiếm phiếu và gây ra ấn tượng sa sút của Hoa Kỳ.
Ngược lại, Trung Quốc trì hoãn nhu cầu cải cách mức tiêu thụ quá thấp được thấy từ 10 năm trước, tới khi Tổng suy trầm xuất hiện năm 2008 lại còn thổi lên một núi nợ khổng lồ. Nếu trong 10 năm tới, xứ này cần nâng mức tiêu thụ từ 35% lên 50% để có cơ cấu quân bình hơn thì vừa phải đạt mức tăng trưởng hơn 10% một năm vừa tái phối trí tài nguyên từ khu vực nhà nước qua các hộ gia đình. Là điều bất khả về chính trị vì thế lực của đảng viên và cán bộ nhà nước. Do tình trạng bất khả này, đà tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chỉ còn ở khoảng 3-4% một năm.
Vì vậy 10 năm tới là 10 năm thoái trào của Trung Quốc và sự tái xuất hiện của siêu cường Hoa Kỳ mà nhiều người cứ tiên đoán là đang đi vào tiêu vong!
_____________________
Chỉ có tại Hoa Kỳ
Một học khu tại tiểu bang Indiana cho biết là năm ngoái đã tốn 300 ngàn đô la thực phẩm mà làm học sinh bị đói. Chỉ vì học khu Carmel Clay áp dụng sáng kiến của Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama là cung cấp bữa trưa lành mạnh hơn cho học sinh, họ tốn tiền mua rau cỏ trái cây mà chẳng ai muốn ăn nên cuối cùng thì vào thùng rác. Bà Giám đốc chương trình thực phẩm là Linda Wireman còn cho biết học sinh than phiền rằng chúng về nhà với bụng rỗng. Chủ quan duy ý chí của nhà nước để đẹp lòng lãnh đạo?

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Tình hình kinh tế Việt Nam đang như thế nào?



Một câu hỏi thường trực trong tâm trí nhiều người là sức khỏe kinh tế thực sự đang ra sao mà thấy sao có nhiều dấu hiệu trái ngược nhau quá. Nhìn quanh, ai cũng nói chuyện doanh nghiệp tư nhân rơi rụng đến con số hàng chục ngàn, thậm chí cả trăm ngàn, ai cũng có quen biết với một người vừa mới thất nghiệp và ai cũng thấy làm ăn ngày càng khó khăn, thậm chí đến chỗ bế tắc. Các đại biểu Quốc hội than nghe còn bi đát hơn như “Tình hình kinh tế gay go lắm rồi”.
Nhưng lùi lại một chút, nhìn vào các chỉ số quan trọng thì thấy tình hình đang cải thiện: lạm phát được kềm chế, tỷ giá ổn định, cán cân thương mại tương đối cân bằng, xuất khẩu tăng trưởng tốt, và đặc biệt thị trường chứng khoán đang ấm dần lên.
Tìm đâu ra một góc nhìn khách quan, có thể tin cậy được!
Trong một tài liệu bằng tiếng Anh tôi được đọc qua, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright kết hợp với Trung tâm Ash thuộc trường Harvard Kennedy School lại một lần nữa đưa ra những nhận định sắc bén, phân tích thẳng những vấn đề của nền kinh tế.
Trước hết bản báo cáo cho rằng Việt Nam vừa thoái khỏi một tình hình nguy cấp, nền kinh tế suýt đổ vỡ cách đây khoảng 12 tháng. Nhưng nền kinh tế không phải đang phục hồi mà đúng hơn là rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài. Muốn thoái khỏi tình trạng này, Việt Nam phải dọn dẹp hệ thống ngân hàng, tiếp tục cải tổ khối doanh nghiệp nhà nước và hồi sức cho khu vực tư nhân trước khi thành tựu của 14 năm qua bị xóa sạch.
Tuy nhiên dường như không ai muốn hành động gì, không muốn thay đổi hiện trạng vì 5 nhầm tưởng (myths) khá phổ biến trong giới lãnh đạo.
-          Nhầm rằng: Khủng hoảng đã qua, tình hình đang dần cải thiện (nên không cần làm gì cả);
-          Nhầm rằng: Giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng không cần phải dùng đến ngân sách Chính phủ (nên vốn VAMC chỉ có 500 tỷ đồng);
-          Nhầm rằng: Các tập đoàn, tổng công ty có thể tự tái cấu trúc bằng các kế hoạch do chính họ soạn thảo (theo kiểu tự mình nắm đầu tóc kéo lên khỏi bùn);
-          Nhầm rằng: Có thể phục hồi khu vực tư nhân bằng các biện pháp tài khóa (giảm thuế) và tiền tệ (giảm lãi suất) (trong khi thực tế các thành tựu của Luật Doanh nghiệp đang gần như bị xóa sổ dần);
-          Nhầm rằng: Khu vực nông nghiệp có thể tiếp tục là tấm đệm, giảm sốc cho nền kinh tế, thu nhận hết lượng lao động công nghiệp bị mất việc (thực tế nền nông nghiệp rất dễ bị tổn thương, môi trường đang ô nhiễm, sức nông dân đã cạn).
Khác với lần khủng hoảng cuối thập niên 1990, lúc đó Việt Nam đã đưa ra những cải cách mạnh mẽ, nhất là việc cho ra đời Luật Doanh nghiệp năm 2000 nên kinh tế phục hồi nhanh chóng và bền vững trong nhiều năm liền, lần này chính sách chỉ thấy xoay quanh hai chuyện “nới lỏng” và “thắt chặt” nên nền kinh tế cứ giật cục, tăng trưởng cao thì lạm phát nhiều, kềm chế lạm phát thì kinh tế trì trệ. Ba chương trình cải cách lớn về doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng và đầu tư công hầu như chưa triển khai được gì cụ thể. Nợ xấu mà giải quyết theo cách như hiện nay chỉ là tạm thời khoanh nó lại, chuyển sang tương lai.
Nếu cứ để yên như thế này thì nền kinh tế sẽ chỉ còn tăng trưởng khoảng 3%, khó khăn kéo dài, doanh nghiệp tư nhân tiếp tục phá sản, thất nghiệp tiếp tục lan rộng.
Riêng tôi chỉ bổ sung thêm một ý: Nền kinh tế Việt Nam trước nay phát triển chủ yếu nhờ yếu tố vốn. Nay tín dụng không tăng thì làm sao có tăng trưởng? Tín dụng chắc chắn sẽ không tăng mạnh vì ngân hàng đang lo dọn dẹp lại bảng cân đối tài chính cho lành mạnh, doanh nghiệp cũng không còn sử dụng đòn bẩy nợ mạnh mẽ như trước, sức lực cũng không còn để đi vay chịu rủi ro. Nợ xấu mà giải quyết theo cách kéo dài trong năm năm thì ngân hàng càng không có sức lực hay động lực đâu để cho vay. Trong bối cảnh đó, như một quy luật bù trừ về khoản trống vốn, nhiều lãnh vực quan trọng của nền kinh tế tiếp tục rơi vào tay đầu tư nước ngoài, kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp.

Trở lại chuyện GDP và GNI
Nếu tính cho đúng thì tổng thu nhập quốc dân của Việt Nam năm ngoái bị giảm đi 7,5 tỷ đô-la; thu nhập đầu người của dân Việt Nam giảm 196 đô-la. Số giảm này chạy đi đâu, vào tay ai và vì sao có chuyện kỳ lạ này?
Đầu tư nước ngoài (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) ngày càng chiếm một tỷ lệ quan trọng trong nền kinh tế. Chỉ cần quan sát trên thị trường cũng có thể thấy từ những sản phẩm đơn giản như bột giặt, kem đánh răng đến các sản phẩm lâu bền như TV, tủ lạnh rồi những sản phẩm đắt tiền như máy tính, xe hơi… toàn là hàng của các doanh nghiệp FDI sản xuất hay lắp ráp. Đầu tư nước ngoài hiện đang lấn sang những lãnh vực trước đây là của doanh nghiệp trong nước như nhà hàng và nhiều loại dịch vụ, mua nông sản như cà phê, sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, bán lẻ. Lần lượt các tên tuổi trong nước gầy dựng từ thời mở cửa đến nay đã sang tay cho nhà đầu tư nước ngoài.
Có cách nào để đo lường sự thay đổi này?
Có lẽ mọi người đều biết ngoài GDP ra, người ta còn tính GNI để biết chính xác hơn công dân một nước làm ra bao nhiêu để loại trừ công dân nước ngoài đang làm ăn trên nước họ. Trong khi GDP (tổng sản phẩm quốc nội) tính theo địa bàn lãnh thổ thì GNI (tổng thu nhập quốc dân) tính theo công dân hay pháp nhân của nước đó, bất kể họ đang ở đâu. Bởi vậy một nhà máy của người Nhật đầu tư ở Việt Nam thì lợi nhuận ròng của họ được tính vào GNI của Nhật chứ không phải của Việt Nam. Nói cách khác, GNI bằng GDP + thu nhập sở hữu – chi trả sở hữu.
Số liệu của World Bank (GDP và GNI theo giá thực tế) cho thấy chênh lệch giữa GDP và GNI của Việt Nam ngày càng lớn (xem bảng).
                   2003   2004   2005   2006   2007   2008   2009   2010   2011   2012
GDP (tỷ USD)   39,5   45,4    52,9    60,9     71       91       97,2   106,4   123,7  141,7
GNI (tỷ USD)   38,9    44,6    51,9   59,5      68,8    88,1    92,6   102     117,8   134,2
Chênh lệch    0,6      0,8      1        1,4        2,2      2,9     4,6      4,4     5,9      7,5
(tỷ USD)

GDP đầu người        492    558    642    731    843    1.070  1.130  1.224  1.408  1.596
GNI đầu người         480    550    630    700    790    920    1.030  1.160   1.270  1.400
Chênh lệch                   12          8        12       31      53      150          100        64        138        196
(USD)
(Nguồn: World DataBank)
Chênh lệch năm ngoái lên đến 7,5 tỷ đô-la là rất lớn so với cách đây 10 năm, chênh lệch chỉ 0,6 tỷ đô-la mặc dù lúc đó Việt Nam đã mở cửa cho đầu tư nước ngoài đã hơn 15 năm. Còn thu nhập đầu người chênh nhau gần 200 đô-la, cũng là con số đáng lo khi vào năm 2003, mức cách biệt chỉ là 12 đô-la.  
Đáng chú ý hơn, nhiều dữ kiện cho thấy mức chênh lệch này ngày sẽ càng lớn hơn trong những năm sắp tới. Đó là hiện nay đầu tư nước ngoài chưa đưa thu nhập ròng về nước nhiều, họ dùng nó để mở rộng đầu tư. Thứ hai, khi việc trả lãi nợ nước ngoài ngày càng nhiều thì tương lai GNI lại càng nhỏ hơn GDP bởi trả nợ nước ngoài thì GDP vẫn không thay đổi trong khi sẽ làm GNI giảm đi tương ứng. Thứ ba, nếu các doanh nghiệp trong nước bán một phần tài sản của mình cho nhà đầu tư nước ngoài, GDP vẫn y nguyên nhưng GNI bị khấu trừ. Một bài viết trên TBKTSG của Bùi Trinh vào năm 2010 từng nhận định: “Nếu năm 2000 phía Việt Nam phải chi trả cho nước ngoài 6.300 tỉ đồng thì đến năm 2009 phần phải chi trả sở hữu cho nước ngoài lên đến gần 91.000 tỉ đồng, chủ yếu là lãi tiền vay và doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận về nước”.
Người bi quan có thể cho rằng nếu xu hướng này tiếp diễn, chẳng bao lâu nữa, GDP Việt Nam vẫn tăng nhưng thu nhập đầu người Việt Nam chẳng tăng thêm bao nhiêu và cuối cùng thu nhập ấy dồn về cho người nước ngoài cả. Cũng trong bài báo của Bùi Trinh đã trích dẫn ở trên, tác giả cho biết: “Tốc độ chi trả sở hữu ra nước ngoài tăng bình quân hàng năm khoảng 34% (còn GDP tăng bình quân 7,3%)”, tức tiền trả cho nhà đầu tư nước ngoài tăng nhanh hơn tốc độ tăng GDP nhiều lần, dẫn đến chênh lệch giữa GDP và GNI ngày càng lớn là chuyện không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế đang lâm vào cảnh bế tắc, nền kinh tế dân doanh gây dựng từ sau đổi mới đến giờ đã cạn sức, co cụm và phòng thủ, để tạo công ăn việc làm, để xã hội không rơi vào chỗ xáo động, càng khó khăn hơn nữa, việc nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế vẫn là xu hướng tích cực hơn là đáng lo ngại. Nhưng đây là xu hướng không mong muốn về lâu về dài và mọi nỗ lực phục hồi nền kinh tế trong dài hạn phải tính đến chuyện nâng sức cho khu vực kinh tế trong nước để con số tăng trưởng GDP thường được nhắc đến là có ý nghĩa thật sự cho người dân, chứ không phài chủ yếu cho nhà đầu tư nước ngoài. Nhìn vào số liệu trên cũng có thể thấy tăng trưởng GDP thường cao hơn tăng trưởng GNI hay nói cách khác, nhìn vào GDP không thôi thì sẽ ảo tưởng hơi nhiều về sự thật sức mạnh của nội lực kinh tế trong nước. Điều cuối cùng, chênh lệch giữa GNI và GDP càng lớn thể hiện mức độ dễ tổn thương của kinh tế Việt Nam với những cú sốc của dòng vốn ngoại.

Chỉ còn biết hy vọng đến lúc nền kinh tế phục hồi, biết đâu sẽ có làn sóng mua lại sản nghiệp từ tay người nước ngoài. Và hiện nay cũng đã có nhiều doanh nghiệp tìm đường làm ăn ở bên ngoài. Biết đâu tương lai họ sẽ góp phần vào GNI của Việt Nam một cách đáng kể.

Cập nhật: Anh Vũ Quang Việt có góp ý: GNI và GDP đều không dựa vào khái niệm công dân (citizens) mà chỉ dựa vào khái niệm thường trú - residents (tức là ở một địa bàn kinh tế hơn 1 năm). Mặc dù trong trường hợp Việt Nam 99,9% residents là citizens nhưng phải dùng từ chính xác để khỏi hiểu sai. Cám ơn anh Việt.

 http://nguyenvanphu.blogspot.com/2013/07/tro-lai-chuyen-gdp-va-gni.html



Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

WB, IMF, IFC và UN

Cách Nhà Trắng chỉ một vài phố (19, 18), dọc đại lộ Pennsylvania có mấy tổ chức như IMF, WB, IFC, toàn giữ tiền của thế giới. Mấy ông bà lớn này hợp với nhau để giúp các nước nghèo và cả…nước giầu.
Theo tôn chỉ mục đích chính thức, Quỹ tiền tệ quốc tế ( International Monetary Fund - IMF) tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB – World Bank) cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn, với mục tiêu là giảm thiểu đói nghèo. Vốn vay của WB cấp cho chính phủ.
International Finance Corporation (IFC – Tổ chức Tài chính Quốc tế ) hoạt động na ná giống WB nhưng cấp vốn cho tư nhân.
Thế giới có 4 tổ chức lớn là UN, IMF, WB, IFC đều nằm ở Mỹ, 3 ông giữ tiền có trụ sở gần Nhà Trắng, UN ở New York. Chỉ có hai tổ chức nhỏ là UNESCO chẳng có quyền hành gì ngoại trừ mấy cái chứng chỉ di sản văn hóa, nằm bên Pháp. UNHCR cứu người ở Thụy sỹ.
Ông UN ít tiền nhất, dự án xón từng tý một, nhưng không phải trả lại. Ông WB, IFC thì hàng trăm triệu đô la, có vay có trả. Bà IMF thì kinh hơn, toàn chục tỷ đô la.
Thông thường ở đâu có đánh nhau thì có đổ nát. Khi hết tiếng súng, ông UN vào trước dọn dẹp, giúp vốn để dựng nhà cửa tạm thời. Vì thế dự án UN thường nhỏ. Gọi đó là vốn đi học lớp vỡ lòng.

Phố 19 cắt Pennsyvania có WB, IMF. Ảnh: HM
Phố 19 cắt Pennsyvania có WB, IMF. Ảnh: HM

Khi đã tạm ổn rồi thì ông WB đến chơi và hỏi, có muốn xóa nghèo không, đây có ít tiền cho vay dài hạn, đôi lúc là 40 năm, với lãi suất gần như bằng 0, gọi đó là vốn vay IDA. Nhà nghèo thấy nói thế thì làm gì chả vay. Dự án mấy chục triệu đô la đến hàng tỷ là thường.
Làm ăn được, thu nhập bình quân đầu người trên 1000$/năm, coi như tốt nghiệp tiểu học, ông WB lại hỏi, có vay tiếp nữa không, đây có “dzốn” IBRD nhưng lãi suất tới 4-5% năm cơ. Uh thì vay, sợ gì bố con thằng nào.
Việt Nam vay vốn của WB từ năm 1959 nhưng là ở…Sài Gòn. Năm 1995, sau khi Mỹ bỏ cấm vận, VN mới được hưởng vốn IDA của WB. Sau 15 năm thì VN đã đạt thu nhập bình quân trên 1000$/năm/người và được coi là tốt nghiệp cấp 1. Hiện đang phải vay vốn IBRD lãi cao hơn, nhưng dự án tính hàng tỷ đô la.
IFC  quan tâm đến mấy anh tư nhân, làm ăn giỏi, nhử chung vốn làm ăn. Khách sạn Sofitel ở Hà Nội là điển hình của IFC và tư nhân cùng hùn vốn, lời ăn lỗ chịu.
Khá lên nữa chẳng cần WB như Nhật, Anh, Mỹ mà hùn vốn cho các nước nghèo vay nặng lãi. Nhiều nước giầu chút nhưng làm ăn không thuận buồm xuôi gió, do chính sách vĩ mô có vấn đề, tự nhiên kinh tế khủng hoảng, vốn vay tới hạn phải trả lại không thể thực hiện được, đất nước đi vào…suy thoái theo cả hai nghĩa kinh tế và đạo đức. Để lâu là loạn.
Lúc đó chị IMF mới vào hỏi, liệu mà làm ăn, thay đổi chính sách đi, bà sẵn sàng cho mượn “rốn” để khỏi tụt váy. Nhưng phải cải tổ như các điểm sau đây: 1, 2, 3 …, gọi là cho vay có điều kiện. Đôi lúc IMF ép cả về mặt chính trị. Nhưng sắp sụp đổ rồi, nhiều nước phải ngậm đắng nuốt cay thôi. Indonesia, Brazil, Mexico… là những ví dụ sống động.
Tiền của các tổ chức này do các nước đóng góp, anh nào đóng nhiều thì hưởng lợi nhiều, có quyền nhiều. Mỹ đóng nhiều nhất nên ai định vay mà bị Hoa Kỳ phủ quyết là coi như toi. Không có UN, WB, IFC, IMF, khó mà đi lên bằng đôi chân của chính mình.
Sau chiến tranh, Nhật bị tàn phá nên vay rất nhiều vốn của WB để phát triển. Họ may mắn giầu lên, bây giờ lại gửi tiền vào WB nhờ cho vay để lấy lãi. Indonesia, Thái Lan, Philippines cũng vay nhưng chính phủ ăn cắp nhiều quá nên nay chưa giầu, đủ tiền như Nhật, cho vay kiểu WB hay IMF được. Trả nợ còn chưa xong mà.
Bác Trương Tấn Sang vào IMF chắc cũng có ý định nhờ giúp đỡ về kinh tế chăng, hay chỉ thăm cho biết thì chịu. IMF cũng có văn phòng ở Hà Nội.
Hôm nay không có tin gì cả. Vì Cua phải đi làm, thời gian đâu mà theo đoàn để chụp ảnh. Vả lại, như lúc đứng trước IMF, giơ máy chụp, anh bảo vệ người Việt bảo, đừng có chụp lung tung. Thôi, để mai ra Nhà Trắng xem có gì hay ;)
Sang đường về WB, gặp mấy chị latin, đứng tò mò nhìn đoàn xe sang trọng với cảnh sát rú còi dẫn đường, hỏi mình, ai đó. Chủ tịch Nguyễn Tấn Sang của VN đấy, Tổng Cua nói vẻ tự hào. Anh là người Việt à? Vâng. Sao không bắt tay ông ấy cái. Chịu thôi, sợ bị mắng. Ở nước tôi ấy à, dân sợ lãnh tụ một phép.
HM. 24-7-2013
Chiếc xe BJ 3247 chuyên chở nguyên thủ quốc gia. Ảnh: HM
Chiếc xe BJ 3247 chuyên chở nguyên thủ quốc gia. Ảnh: HM
Goodbye IMF. Ảnh: HM
Goodbye IMF. Ảnh: HM
Bộ trưởng Cao Đức Phát và Phạm Vũ Luận qua đường 19. Ảnh: HM
Bộ trưởng Cao Đức Phát và Phạm Vũ Luận qua đường 19 “trái phép” :) . Ảnh: HM

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

Những khái niệm bị hiểu lầm: 1 tăng trưởng GDP

Xem trước:

- Người Việt nhập cư vào nước Anh như thế nào
- Đường đến thiên đàng
- Buôn lậu bằng nhạc cụ

Khái niệm tăng trưởng GDP được xuất hiện với tần suất khá cao trên mặt báo. Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2% đã lấy làm mừng, kinh tế Pháp tăng trưởng âm mà dân Tây vẫn đi nghỉ hè nhiều đến mức kẹt xe kéo dài 800km trên xa lộ. Kinh tế Nhật thì suy thoái đã 20 năm nay nhưng lại là nguồn ODA lớn nhất cho VN.

Trong khi đó, tăng trưởng 5% làm nhiều người lo ngại và đặc biệt kinh tế Trung quốc tăng trưởng ở mức 7% đã bị xem là hạ cánh nặng nề.

Hoặc, VN được xem là xứ hạnh phúc thuộc hàng top ten hoàn cầu nhưng tăng trưởng  thuyền nhân vượt biên mới thật ngoạn mục. Thành tích mà cơ quan di trú Úc ghi nhận từ đầu năm 2013 đến nay số người vượt biên trái phép đến Úc đã đạt con số 760 người (so với con số 50 người vào năm ngoái, 31 người vào năm 2011).

Vậy khái niệm tăng trưởng là gì mà có nhiều tiêu chuẩn đánh giá dẫn đến mê hồn trận như vậy.

Tổng sản lượng quốc nội GDP được giới kinh tế gia tính toán bằng tổng số:
1. Chi tiêu của quần chúng, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân
2. Chi tiêu của bộ máy thống trị, để điều hành và đôi chỗ có trục lợi
3. Đầu tư hay tiết kiệm, để thỏa mãn nhu cầu cao hơn trong tương lai
4. Lượng Xuất khẩu trừ đi lượng Nhập khẩu, chỉ là số sách kế toán phù phiếm mà không có ý nghĩa với đời sống. Nhập siêu phục vụ cho mục 1, Xuất siêu đáp ứng mục 3.

Trong 4 khoản cấu thành nên GDP, chỉ có khoản 1 - chi tiêu của quần chúng là thực chất có ý nghĩa. 3 khoản mục còn lại chỉ cần thiết nếu đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng của khoản 1.

Kinh tế Liên bang Mỹ, chi tiêu của dân chúng chiếm hết 80% tổng sản lượng, ngân sách tiêu hết 15-17%, đầu tư khoảng 10%. Phần thiếu hụt đi vay bằng cách bán công khố phiếu hoặc FDI của nước ngoài. Do chi tiêu quá nhiều nên nước Mỹ phải nhập siêu, tiêu thụ nhiều đến mức lố bịch, phúc lợi xã hội không tương xứng với sản lượng và tỷ lệ tiết kiệm/đầu tư thấp giảm cơ hội tăng trưởng.

Nhật Bản và các nước Tân Hưng aka NICs chi tiêu 50-60%, ngân sách tiêu 15% và còn lại là tiết kiệm.

Trung Quốc thời cải cách Đặng Tiểu Bình chi tiêu hết 50% và giảm dần theo đà tăng trưởng kinh tế, đến nay chỉ còn quãng 35%.

Việt Nam thời kỳ Đổi mới chi tiêu hết 50-60% rồi giảm dần theo đà định hướng XHCN, đến nay còn cỡ 25-30%, đầu tư/tiết kiệm cỡ 40-45% và ngân sách chiếm xấp xỉ 30% lại còn bội chi 6-7%.

Bây giờ ta so sánh với Campuchea, nước mới thoát khỏi thảm họa diệt chủng, và đã từng là chư hầu của Việt Nam.

GDP trên đầu người, VN luôn gấp 1.5 lần Kam
Tỷ trọng Chi tiêu - Đầu tư - Thuế
Nên chi tiêu trên đầu người của VN và Campuchea lần lượt là $1,233 và $1,450.

Hoặc so sánh tốc độ tăng trưởng GDP của VN với tốc độ tăng thu ngân sách của nó

Đó mới là bản chất thật của tăng trưởng GDP

 http://xacbacxangbang.blogspot.com/2013/07/nhung-khai-niem-bi-hieu-lam-1-tang.html

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Danh sách các quỹ đầu tư chứng khoán tính đến hết năm 2012

14-7-2013 (VF) – Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.
Dưới dây là danh sách các quỹ đầu tư chứng khoán tính đến hết năm 2012 tại Việt Nam (theo UBCKNN):
Tên quỹ
Tên công ty QL
Ngày cấp phép
Vốn điều lệ
(tỷ VNĐ)
Loại quỹ
Quỹ thành viên Con Hổ Việt Nam CTCP Quản lý Quỹ MB  29/8/2007
500
Đóng
Quỹ Thành viên Việt Nhật FPT CTCP Quản lý Quỹ FPT 20/3/2008
1.123,3
Đóng
Quỹ Thành viên Y tế Bản Việt CTCP Quản lý Quỹ Bản Việt 15/1/2008
500
Đóng
Quỹ Tầm Nhìn SSI CTCP Quản lý Quỹ SSI 14/11/2007
1700
Đóng
Quỹ Đầu tư Chứng khoán Bản Việt CTCP Quản lý Quỹ Bản Việt 28/12/2006
792
Đóng
Quỹ Đầu tư Chứng khoán Bảo Việt Công ty TNHH Quản lý Quỹ Bảo Việt 19/7/2006
1000
Đóng
Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội CTCP Quản lý Quỹ MB 17/11/2006
200
Đóng
Quỹ Đầu tư Chứng khoán Sài Gòn A1 Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Thành Việt 17/7/2006
33,35
Đóng
Quỹ Đầu tư Chứng khoán Sài Gòn A2 Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Thành Việt 16/3/2007
500
Đóng
Quỹ Đầu tư Chứng khoán Vietcombank 1 Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Vietcombank 29/12/2005
150
Đóng
Quỹ Đầu tư Chứng khoán Vietcombank 2 Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Vietcombank
01/01/2007
1.010,52
Đóng
Quỹ Đầu tư Chứng khoán Vietcombank3 Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Vietcombank
445

Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1) Công ty Quản lý Quỹ VFM 20/5/2004
1000
Đóng
Quỹ Đầu tư Cân bằng Prudential (PRUBF1) Công ty Prudential Việt Nam 19/7/2006
500
Đóng
Quỹ Đầu tư Cổ phần MB Capital 1 CTCP Quản lý Quỹ MB 28/5/2010
200
Đóng
Quỹ Đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (VF4) CTCP Quản lý Quỹ VFM 28/2/2008
806,46
Đóng
Quỹ Đầu tư Năng động Việt Nam (VFA) Công ty Quản lý Quỹ VFM
02/04/2010
240
Đóng
Quỹ Đầu tư Sabeco 1 CTCP Quản lý quỹ Sabeco
12/03/2008
350
Đóng
Quỹ Đầu tư Thành viên SSI CTCP Quản lý Quỹ SSI 27/7/2010
360

Quỹ Đầu tư Tăng trường ACB Công ty TNHH Quản lý Quỹ ACB 30/6/2011
240,08
Đóng
Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Manulife Công ty Quản lý Quỹ Manulife Việt Nam
214,09

Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Việt Long CTCP Quản lý Quỹ Việt Long 14/9/2007
300
Đóng
Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Việt Nam (VF2) CTCP Quản lý Quỹ VFM
12/12/2006
962,97
Đóng
Quỹ Đầu tư Việt Nam Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư BIDV-Vietnam partner 13/3/2006
1.349

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Nhu cầu vàng của thị trường đang ở mức cao (??)

Toàn bộ hơn 1,5 tấn vàng mà Ngân hàng Nhà nước chào thầu hôm nay đã được mua hết. Trong tuần này, Ngân hàng Nhà nước chào thầu 120.000 lượng vàng thì chỉ dư có 100 lượng.

Thông báo về kết quả phiên đấu thầu vàng miếng diễn ra sáng nay, Ngân hàng Nhà nước cho biết, khối lượng trúng thầu đạt mức 40.000 lượng, bằng đúng khối lượng chào thầu, tương đương hơn 1,5 tấn vàng.

Phiên hôm nay là phiên đấu thầu vàng thứ ba trong tuần này, đồng thời cũng là phiên thứ ba kể từ sau thời điểm 30/6 - hạn chót để các tổ chức tín dụng tất toán trạng thái vàng. Kết quả của phiên này tiếp tục cho thấy nhu cầu vàng của thị trường đang ở mức cao.

Trong 3 phiên vừa qua, mỗi phiên Ngân hàng Nhà nước chào thầu 40.000 lượng vàng, thì có 2 phiên bán hết vàng và 1 phiên “ế” 100 lượng vàng. Như vậy, riêng trong tuần này, khối lượng vàng trúng thầu đạt hơn 4,6 tấn vàng.

Có 7 thành viên trúng thầu trong phiên hôm nay. Đây là các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ giao dịch mua bán vàng miếng trực tiếp với Ngân hàng Nhà nước.

Giá trúng thầu cao nhất của phiên hôm nay là 38,08 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng SJC thu mua của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết cho thị trường Tp.HCM hôm nay chỉ dao động từ dưới 37,5 triệu đồng/lượng đến 37,8 triệu đồng/lượng. Điều này cho thấy, có những đơn vị sẵn sàng bỏ thầu giá “chát” để mua được vàng.

Giá trúng thầu thấp nhất của phiên này là 37,9 triệu đồng/lượng, cũng khá cao so với giá thị trường. Ngân hàng Nhà nước không bố mức giá sàn cụ thể của phiên.

Lúc hơn 16h chiều nay, giá vàng SJC theo niêm yết của Công ty SJC tại Tp.HCM là 37,47 triệu đồng/lượng (mua vào) và 38,07 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 330.000 đồng/lượng ở cả chiều mua và chiều bán so với mức giá đỉnh vào buổi sáng. Tại Hà Nội, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý báo giá vàng SJC ở các mức tương ứng lần lượt là 37,75 triệu đồng/lượng và 38,1 triệu đồng/lượng.

So với giá vàng quốc tế quy đổi, giá vàng SJC bán lẻ trong nước đang cao hơn gần 6 triệu đồng/lượng.

Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 40 phiên đấu thầu bán vàng miếng, với tổng khối lượng chào thầu là 1,178 triệu lượng, tương đương 45,3 tấn vàng, và khối lượng trúng thầu là 1,076 triệu lượng, tương đương gần 41,4 tấn vàng.
 http://vneconomy.vn/20130705042352633P0C6/nhu-cau-vang-cua-thi-truong-dang-o-muc-cao.htm

Bài liên quan: Làm thế nào để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài

Xem trước:
- Vấn đề nổi bật năm 2012
- Xu hướng đầu tư năm con Rắn
Cần đánh thuế ngoại tệ chuyển ra nước ngoài

Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài rất đơn giản, chỉ cần đáp ứng một trong các mục đích sau:

- Chi phí học tập, chữa bệnh cho bản thân hoặc thân nhân.
- Thanh toán các khoản phí cho nước ngoài (phí chữa bệnh, phí hội viên, lệ phí các loại..).
- Trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài.
- Chuyển tiền thừa kế cho người thụ hưởng thừa kế ở nước ngoài.
- Công tác, du lịch, thăm thân nhân ở nước ngoài.
- Định cư ở nước ngoài

Kinh tế trong nước đã kiệt quệ sức mua từ lâu nên xu hướng chủ đạo hiện nay là mang tiền ra nước ngoài đầu tư hay gọi là Tẩu tán tài sản cũng được.

Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài bằng những lý do trên có số lượng rất hữu hạn và đòi hỏi phải có chứng từ chứng minh. Trên thực tế, nhiều đại gia khoe khoang cơ ngơi ở nước ngoài là những căn biệt thự triệu đô ở những khu phố hạng sang bên Mỹ quốc. Họ không thể chuyển tiền theo lối kể trên.

Ở trong nước không thể gom đô tiền giấy để gửi ra nước ngoài được vì:
- Việc mua đô ở ngoài thị trường tự do là bất hợp pháp và mua đến hàng triệu đô thì chắc chắn sẽ bị cảnh sát kinh tế bắt quả tang
- Không thể gửi đô giấy ra nước ngoài bằng kiện hàng bưu phẩm hay xách tay vì vừa kém tin cậy lại vừa bất hợp pháp. Cách này nếu được thì cũng chỉ đạt được số lượng rất nhỏ.

Về danh nghĩa giao dịch ngoại tệ ngoài thị trường tự do bị cấm nhưng giao dịch vàng thì không, cá nhân có thể mua hàng tấn vàng một cách hợp lệ. Nhưng không thể mua đô la từ ngân hàng ngoài những mục đích được kể ra ở trên.

Mỗi năm, những người Việt định cư ở nước ngoài (VK) gửi về cho thân nhân trong nước (BN) để tiêu xài lên đến trên 10 tỷ đô. VK chỉ việc mang đô la tới Dịch vụ chuyển tiền tại Mỹ (DVM) một số tiền mặt và địa chỉ để uỷ thác cho dịch vụ gửi đến tận tay người thụ hưởng là thân nhân của họ (BN).

Ở một đường dây khác ở trong nước, Đại gia muốn chuyển tiền để đầu tư ra nước ngoài chỉ cần mua vàng từ các Tiệm vàng (TV) ở VN, giao vàng cho Dịch vụ chuyển tiền tại Việt Nam (DVV) uỷ thác giao đô cho thân nhân bên Mỹ (ĐT). DVV chỉ nhận vàng SJC.

DVV dùng vàng mua đô từ NHNN hoặc qua trung gian là TV. DVV giao tiền đô cho BN, DVM giao đô nhận từ VK cho ĐT.

BN không thể tiêu xài trong lãnh thổ VN bằng tiền đô mà phải bán đô lấy tiền Đồng. Bình quân thuế chiếm 30% doanh số bán lẻ. Thuế này lại không đến tay người dân, hay nói cách khác người dân không được hưởng gì từ thuế.

Các hoạt động giao dịch trên được khái quát qua sơ đồ sau:


Vàng "có giá" và không thể mất giá vì nó là phương tiện thanh toán thực sự thay thế cho đô. Giá vàng cao hơn giá thế giới thể hiện giá trị thật của đô la lâu nay không được tự do chuyển đổi và bị NHNN áp đặt tỷ giá. Cảnh báo để mọi người chớ có dại mà short vàng để kiếm lãi sau 30/6 với kỳ vọng giá vàng sẽ hạ.

Chú thích:
Từ nhiều năm nay, giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới sau khi đã áp thuế khoảng 4-5 triệu đồng/lượng, cá biệt có lúc cao điểm lên đến 6-7 triệu đồng/lượng.

Lập luận được cho là "có tính thuyết phục" đó là các ngân hàng đã bán số vàng huy động được bằng  lãi suất 1-3% để lấy tiền cho vay với lãi suất có lúc lên đến 25%, bình quân là 20%. Theo đó cho dù giá vàng có tăng 10% khi mua lại để trả cho khách gửi vàng thì ngân hàng vẫn có lãi 7-9%. Các ngân hàng buộc phải mua lại vàng trên thị trường bằng mọi giá để kịp tất toán vàng vào thời điểm 30/6 tới. Cầu về vàng đã vượt quá số cung nên giá vàng SJC cao hơn giá thế giới. Theo quan điểm này, giá vàng trong nước sẽ "cân bằng" với giá thế giới sau ngày 30/6 tới đây.

Lập luận trên mới nghe thì thấy có lý đối với dân chúng không có vàng nhưng không có lý đối với giới ngân hàng. Vì cái gọi là "Tất toán vàng" không phải là hành động thực tế mà chỉ là khẩu hiệu để hô cho có khí thế cách mạng. Trước đó đã có 4 lần gia hạn tất toán vàng:

Ngày 30/6/2010
Ngày 31/7/2010
Ngày 30/6/2011
và ngày 30/6/2013 là thời hạn tất toán vàng lần thứ 4, không có gì bảo đảm đây là lần cuối.

http://xacbacxangbang.blogspot.com/2013/05/lam-nao-e-chuyen-ngoai-te-ra-nuoc-ngoai.html