Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Tổng kết kinh tế Việt Nam 2013

Viết tặng thành viên Mèo Lười
Chúc các Thành viên Giáng sinh an lành

Kinh tế Việt Nam là nơi hội tụ đủ những thói hư tật xấu của kinh tế thế giới, nên việc liệt kê những "yếu kém" của nền kinh tế trở nên thừa và thiếu khách quan. Không vì thế mà mất đi những ưu việt của định hướng XHCN. Sau đây là những thành quả nổi bật,

1. Tăng trưởng kinh tế của VN ở mức trên trung bình của thế giới
Cuối năm, kết sổ tăng trưởng GDP đạt 5.42% cao gấp rưỡi so với bình quân thế giới (khoảng 3%)


Tham khảo:
Kinh tế Việt Nam: Ý nghĩa của tăng trưởng GDP
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng GDP bằng mọi giá

2. Sau nhiều năm tăng trưởng liên tục, Tổng sản lượng tính theo đầu người của Nền kinh tế VN đã vượt qua Ngưỡng Nghèo, vững chắc đứng vào hàng ngũ các nước có Thu nhập Trung bình của thế giới.

Mc Donald đã tiến hành đặt cửa hàng đầu tiên tại VN. Tiêu chuẩn của Mc Donald là chỉ vào thị trường nào có GDP đầu người từ $2,000. Xem thêm http://www.vietnamplus.vn/mcdonalds-cong-bo-dia-diem-cua-hang-dau-tien-o-viet-nam/236146.vnp

3. Chính phủ đã kiểm soát được lạm phát ở mức dưới 6%Lạm phát 2% đã làm CP Trung quốc sốt vó nhưng lại được CP VN hài lòng với con số gấp 3 lần. Tuy cao so với mặt bằng thế giới, nhưng thành tích lạm phát 6.04% là thành tích đáng tự hào so với mức 18%, 12% những năm trước đó.
Tham khảo:
CPI ảnh hưởng thế nào
Chỉ số CPI, giá cả tăng và thu nhập thực tế

4. Từng bước giảm nhập siêu, tiến tới xuất siêu vững chắc
Từ một nước nhập siêu, VN đã dần dần trở thành nước xuất siêu, Trung quốc trở thành nơi gia công hàng cho VN. Giảm nhập siêu không phải do dân ta giảm tiêu thụ nội địa mà là một phần tiêu thụ được phát sinh ở ngoài nước.
Từ chỗ nhập siêu đến 20 tỷ USD, 2012 bắt đầu xuất siêu
Năm 2013 xuất khẩu đạt 132,2 tỷ USD, nhập khẩu 131,3 tỷ USD, xuất siêu 900 triệu đô
Tham khảo: Khái niệm bị hiểu lầm 2: Xuất siêu thì tốt, nhập siêu thì xấu

5. Ngân hàng Nhà nước thắng lợi trong kinh doanh vàng
Thắng lợi trên cả 2 mặt: lợi nhuận kinh tế và vị thế độc quyền vàng miếng. Khẳng định kinh tế chỉ có thể phát triển với điều kiện doanh nghiệp quốc doanh phải làm chủ đạo (thực tế là độc quyền).

6. Cân đối được cung - cầu lúa gạo
Lần đầu tiên từ khi xuất khẩu gạo, đã không còn gạo để xuất, khắc phục được tình trạng bị dìm giá vì sản lượng lúa gạo dư thừa, mở đầu cho sự khởi sắc về kinh tế nông nghiệp.
Tham khảo: Ép giá nông phẩm

7. VN là một đại gia về xuất khẩu trên thế giới.
Hạng 1 về lúa gạo, hạng 2 về cà phê, và hạng 3 về tôm và mủ cao su

8. VN được đứng vào hàng ngũ những nước có giá cả đắt đỏ trên thế giới
Nơi nào giá cả đắt đỏ thể hiện là nơi có mức sống cao. Nơi có giá tách trà 2 bảng hẳn cuộc sống tốt hơn ở nơi ly trà có đá chỉ 2 ngàn đồng.
Tham khảo: Chống phá giá và cách tính thuế

9. Một phát hiện mới xứng đáng với giải Nobel Kinh tế, đó là việc điều hành kinh tế của hệ thống chính trị không hề "yếu kém" như báo chí tuyên truyền mà là hành động có ý thức để bảo vệ lợi ích nhóm - lợi ích đảng.
Tham khảo:  Không có tham nhũng tại Việt Nam

10. Nền kinh tế trả lãi vay ngân hàng nhiều hơn tăng trưởng.Dư nợ toàn hệ thống là trên 3 triệu tỷ đồng. Lãi huy động thông dụng hiện là 7%, lãi cho vay có hiệu quả là 10% thì lãi phát sinh trong 1 năm là 300 ngàn tỷ đồng. Trong khi tăng trưởng GDP là 5.42% của sản lượng  khoảng trên 3 triệu tỷ đồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét