Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Quốc gia trong đó người dân không chấp nhận lẫn nhau là một quốc gia không có tương lai

5 Tháng 12 2013 lúc 9:45

                                                               (Một góc nhìn về “Lục địa đen”)

Đây là một góc nhìn về các nước trung Phigồm gần bốn mươi quốc gia toàn người da đen, với gần 80% dân số châu Phi (tức ngoạitrừ năm nước Bắc Phi: Algéria, Morocco, Tunisia, Libya và Ai Cập là những nướcda trắng và Nam Phi là nước ở cực nam châu Phi cũng là một nước do người datrắng thành lập và do thiểu số da trắng cai trị trong hàng thế kỷ

Các nước này chođến nay vẫn chỉ là một khối lạc hậu, có quá khứ nhưng không có lịch sử và chưachắc chắn có một tương lai đáng gọi là một tương lai. Vùng châu Phi này là mộtthảm kịch không chỉ riêng cho người da đen mà cho cả nhân loại. Hiện tại đã đentối, lương lai lại còn đen tối hơn. Đất đai đang khô cằn đi, nạn nhân mãn ngàycàng trầm trọng, bệnh AIDS gia tăng kinh khủng, chết đói quanh năm, chiến tranhbộ lạc thường ngày, đôi khi với những cuộc diệt chủng khó tưởng tượng. Tất cảmọi chương trình phát triển châu Phi Da Đen với sự tài trợ và yểm trợ của cácđịnh chế quốc tế cho tới nay đều đã thất bại. Lý do chính, nếu không muốn nóilà duy nhất, khiến mọi cố gắng đưa châu Phi ra khỏi bế tắc đều thất bại là cácchính quyền của các nước ở đây đều rất yếu. Chúng chỉ có hình thức màkhông có nội dung. Một đám loạn quân ô hợp chừng vài ngàn người, có khi chỉ cầnvài trăm người, cũng có thể đánh gục một chính quyền hợp pháp. Một đại úy, cókhi một trung sĩ, cũng có thể đảo chính lật đổ chính quyền để tự xưng là tổngthống, kiêm đại tướng tổng tư lệnh tối cao quân lực, để rồi sau đó ít lâu cũngbị lật đổ. Các chính quyền trong đại đa số chỉ là những chính quyền giả tưởng,không đủ sức mạnh để tự vệ, chưa nói để đôn đốc những cố gắng phát triển. Trongsuốt ba thập niên 1960, 1970 và 1980 độc tài đã được coi là giải pháp để giảiquyết vấn đề yếu kém của các chính quyền. Nhưng các chế độ độc tài đã không đemlại những nhà nước mạnh mà chỉ đem đến tham nhũng và nghèo khổ, có khi còn làmtan vỡ nhiều quốc gia như Somalia, Ethiopia, Liberia, Sierra Leone, Suđan v v.


Tại saocác chính quyền châu Phi lại đều yếu?
Cho tới nay giảithích thông thường nhất và hình như được mọi người chấp nhận là các biên giớiquốc gia tại châu Phi đều giả tạo, do các chính quyền thực dân châu Âu vạch ramột cách tùy tiện, dựa trên những vùng chiếm đóng của các nước châu Âu trướcđây chứ không phân ánh một thực tế chủng tộc và văn hóa nào cả. Có những sắctộc bị ngăn cách và phân tán trong nhiều quốc gia, ngược lại phần lớn các quốcgia đều bao gồm những sắc tộc thù địch với nhau. Giải thích này có lý. Các biêngiới tùy tiện này chắc chắn không đóng góp tạo ra sự ổn định. Tuy nhiên cónhững điều có lý mà không đúng, và đây là một trường hợp.
Nếu những bất ổntại châu Phi là do các biên giới do các chính quyền thực dân vạch ra thì phảitrả lời thế nào hai câu hỏi sau đây:
- Tại sao TổChức Đoàn Kết Châu Phi (OUA- organisation de lunité Africaine hay AUO -africanUnity Organization) đã nhanh chóng thỏa thuận coi những biên giới này là chínhthức và phải được tôn trọng? Cần lưu ý là quyết định này đã là quyết định đầutiên của các nước châu Phi và đã được đồng thanh biểu quyết.
- Tại sao chotới nay chưa hề có những tranh chấp biên giới?
Như vậy phải kếtluận rằng biên giới giả tạo không phải là nguyên nhân đưa đến sự yếu kém củacác chính quyền châu Phi Da Đen. Vậy nguyên nhân thực sự là gì?
 Các nhà nướctại châu Phi đều yếu vì chúng là những nhà nước không có quốc gia. Châu Phi DaĐen chỉ có những nhà nước chứ không có quốc gia nào. Các quốc gia này đều giảtạo vì đều không dựa trên một nền tảng dân tộc, lịch sử và văn hóa nào cả.Người Mỹ đã mau chóng tự thành lập được một quốc gia từ số không, những ngườichâu Phi lại không làm được với sự trợ giúp của thế giới, bởi vì họ không có ýthức dân tộc, nghĩa là không có nguyện ước sống chung với nhau và xây dựng vớinhau một tương lai chung. Họ không nhìn nhau như đồng bào mà như những kẻ thù,hay cùng lắm như những người xa lạ. Đó là một nguyên nhân nội tại của châu Phi DaĐen và hiện diện trong mọi nước

Tạisao họ không chấp nhận lẫn nhau?
Đó là hậu quảcủa đợt săn bắt và buôn bán nô lệ đã diễn ra một cách man rợ trong ba thế kỷ17, 18 và 19. Và các chính khách da đen đang buộc tội người phương Tây đã gây ra hậu quả này. Sự thực có phảinhư vậy không?
Không biết tục buônbán nô lệ đã có từ thời nào tại châu Phi. Có lẽ nó đã có ngay từ khi người châuPhi Da Đen bắt đầu sống có tổ chức. Xã hội châu Phi đã ra đời trong sự thiếuvắng hoàn toàn một ý thức về loài người như là một chủng tộc với cấu tạo cơthể, những khả năng và những nhu cầu như nhau và do đó cần kính trọng lẫn nhau.Tuyệt đối không có sự thương yêu giữa người và người, ngoại trừ liên hệ bộ tộcvà huyết thống. Các bộ lạc và các gia đình có thể lực đã săn bắt nô lệ phụcdịch cho mình và đem buôn bán hoặc giết bỏ như một vật dụng từ một thời rất xaxưa. Đến thế kỷ thứ 10 bắt đầu có dịch vụ xuất cảng nô lệ sang các nước A Rập,đặc biệt là Ai Cập. Việc buôn bán nô lệ giữa khối A Rập và châu Phi vẫn tiếptục trong thời gian có làn sóng buôn bán sang châu Mỹ. Theo ước lượng của mộtsố nhà nghiên cứu thì số lượng nô lệ bị bán qua châu Mỹ trong hơn hai thế kỷ,khoảng mười triệu người, cũng tương đương với số lượng nô lệ bị bán sang khối ARập trong chín thế kỷ.
Khi người datrắng  tìm thấy một thị trường xuất cảngnô lệ vào giữa lúc mà sự phát triển của nông nghiệp Hoa Kỳ đòi hỏi nhiều nhânlực mới đã làm cho phong trào săn bắt nô lệ gia tăng hẳn lên cả về qui mô lẫnmức độ tàn bạo. Nhưng không phải các toán thực dân da trắng đã lùng bắt ngườida đen. Cũng không phải người da trắng đã chỉ huy các toán quân da đen đi sănbắt nô lệ. Người phương Tây đã chỉ mua nô lệ của các trung tâm cũng cấp nô lệ.Việc truy lùng và săn bắt nô lệ hoàn toàn do các tổ chức da đen tại châu Phithực hiện. Các tổ chức nhà nước đầu tiên ra đời tại châu Phi đã là những nhànước sản xuất nô lệ (một cụm từ thông dụng thời đó). Các thủ đô của những nhànước sản xuất nô lệ được thành lập tại các vùng bờ biển, đó vừa là những trungtâm tập trung nô lệ cuối cùng trước khi xuống tàu vừa là nơi tập trung nhữnghàng hóa được chở tới để trao đổi. Khi nguồn nhân lực vùng bờ biển suy giảm,một số vệ tinh được thành lập trong đất liền để săn bắt sâu hơn trong lục địa.Các nhà nước nô lệ vì vậy còn có những chư hầu trong lục địa thi đua làm côngtác săn bắt nô lệ và bán lại cho thủ đô. Sau đó còn có một số bộ lạc khác vìmuốn sống yên ổn cũng phải đi lùng bắt nô lệ để nộp cho các trung tâm lớn hơn.Nhiều khi các bộ lạc giao chiến với nhau để vừa tự vệ vừa bắt tù binh làm nôlệ.
Trong suốt bathế kỷ 17, 18 và 19, cả châu Phi tan tác vì một phong trào săn lùng nô lệ rộngkhắp và điên cuồng. Số nô lệ tới được bờ biển để xuống tàu chỉ là một tỷ lệtương đối nhỏ so với số người bị thiệt mạng vì bị giết trong lúc bị truy lùnghay chết vì kiệt sức trên đường áp tải ra bờ biển. Mặc dầu vậy, vào năm 1815,khi nước Anh cấm các nước thuộc ảnh hưởng của mình buôn bán nô lệ họ đã phảibồi thường thiệt hại cho số lượng 800.000 nô lệ tồn kho. Con số này tự nó nóilên qui mô và mức độ man rợ của phong trào buôn bán nô lệ.
Bắt đầu từ cuốithế kỷ 18 tại Anh, nước buôn bán nô lệ nhiều nhất, đã có những tiếng nói phảnđối. Năm 1807 quốc hội Anh biểu quyết một đạo luật cấm mọi hoạt động buôn bánnô lệ. Tích cực trong việc buôn bán nô lệ trước đó bao nhiêu, nước Anh sau đótận lình trong cố gắng bài trừ việc buôn bán nô lệ bấy nhiêu. Họ gặp sự chốngđói của Tây Ban Nha và sự chần chừ của Pháp. Tuy vậy vào năm 1815, nhờ sức mạnháp đảo, họ cũng đã áp đặt được một hiệp ước quốc tế cấm buôn bán nô lệ. Từ đócác tàu chiến của Anh ráo riết truy kích các tàu buôn nô lệ trên biển cả. Việcbuôn bán nô lệ sau đó tuy vẫn còn tiếp tục một cách lén lút nhưng đã giảm hẳnđi. Trong nửa sau thế kỷ 19, mặc dầu việc buôn bán nô lệ sang châu Mỹ đã coinhư chấm đứt, việc săn bắt nô lệ tại châu Phi không giảm đi mà chỉ tăng thêm vềmức độ dã man. Số cầu về nô lệ giảm đi càng khiến các nhà nước sản xuất nô lệtrở nên tàn ác hơn. Những nô lệ yếu đuổi bị tàn sát thẳng tay để chỉ giữ lạinhững nô lệ khỏe mạnh và được giá. Năm 1885, khi các cường quốc châu Âu họp tạiBerlin vàquyết định chia nhau cai trị trực tiếp châu Phi, tệ xuất cảng nô lệ mới chấmdứt.
Tập quán buônbán nô lệ đã là một truyền thống lâu đời của người châu Phi. Nhưng, như mọi tậpquán, nó đã được thời gian bình thường hóa. Người châu Phi, kể cả những nạnnhân, đều dần dần sống quen với nó, và châu Phi Da Đen cũng đã ổn định ở mộtmức độ văn minh và phát triển tối đa mà một xã hội không có ý thức về con ngườicó thể đạt tới. Sự giao dịch với khối A Rập đã biến việc buôn bán nô lẽ giatăng và trở thành một hoạt động ngoại thương từ thế kỷ thứ 10, nhưng dần dầnvới thời gian nó cũng đã thành một điều mà người châu Phi cam chịu như một địnhmệnh. Trái lại, chính đợt săn lùng qui mô và man rợ diễn ra từ thế kỷ 17, khingười châu Âu bắt đầu buôn nô lệ sang châu Mỹ, đã vượt quá mọi sức chịu đựng vàlàm châu Phi hoàn toàn tan nát. Sau đó sự cai trị của người châu Âu đã dần dầnkhai hóa cho người châu Phi Da Đen khiến họ ý thức được sự tàn bạo mà họ đã lànạn nhân, rồi căm thù những thủ phạm. Nhưng các thủ phạm lại không ai khác hơnlà những người đang cầm quyền, hay các bộ lạc lân cận.

Hơn một nửa thếkỷ dưới trật tự áp đặt của người châu Âu đã phần nào hàn gắn những đỗ vỡ, nhưnggần một nửa thế kỷ độc lập đã chỉ mở lại những vết thương khi các bộ lạc da đenphải trực diện với nhau. Cần ý thức rằng khi các nước châu Âu quyết định chianhau cai trị châu Phi thì tại lục địa này chỉ có những nhà nước sản xuất nô lệ.Những kháng cự ít ỏi mà họ gặp đã chỉ là những kháng cự của các nhà nước này.Châu Phi lúc đó đã hoàn toàn tan rã và kiệt quệ, những con người duy nhất cóchút khôn ngoan đều là những kẻ săn nô lệ. Để cai trị, người châu Âu đã phảidùng lại chính những người này. Sau đó đến khi các nước châu Âu rút ra họ cũngtrao lại chính quyền cho con cháu của những trùm săn bắt và buôn bán nô lệ,những kẻ mà với ngôn ngữ ngày nay ta có thể gọi là tội phạm đối với nhân loại.
 Các chính quyền châu Phi vì vậy không có cănbản chính đáng nào. Tập đoàn cầm quyền luôn luôn phải dựa trên một sắc tộctrong khi các sắc tộc khác nhìn sắc tộc cầm quyền, và nhìn nhau, như những kẻthù không thề đội trời chung. Quốc gia trong đó người dân không chấp nhận lẫnnhau là một quốc gia không có tương lai
     (Sưu tầm)                                                         

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét