Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Số liệu thống kê kinh tế năm 2012

Theo công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê, 11 tháng đầu năm 2012 Ngân sách Nhà nước bội chi ước gần 154 nghìn tỉ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 208 tỉ USD, trong đó xuất siêu 11 tháng ước đạt 14 triệu USD. So cùng kỳ năm 2011, Chỉ số Giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2012 tăng 9,43%, Chỉ số Sản xuất công nghiệp tăng 4,6%, Chỉ số Tồn kho của ngành chế biến, chế tạo tăng 20,9%…

Tài chính, đầu tư và xuất nhập khẩu
186.800 tỷ đồng là vốn đầu tư thực hiện từ nguồn Ngân sách Nhà nước trong 11 tháng đầu năm 2012, bằng 90% kế hoạch năm và tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, vốn trung ương quản lý đạt 46,3 nghìn tỷ đồng, bằng 91% kế hoạch năm và tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước.
12,2 tỷ USD là tổng đầu tư trực tiếp của nước ngoài tính từ đầu năm đến 20/11/2012, bằng 78,6% cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đăng ký của 980 dự án được cấp phép mới đạt 7,3 tỷ USD, bằng 87,3% số dự án và bằng 60,4% số vốn cùng kỳ năm 2011.
593.400 tỷ đồng là ước tính Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/11/2012, bằng 80,1% dự toán năm, trong đó thu nội địa 380.200 tỷ đồng, bằng 76,9% tổng thu.
747.200 tỷ đồng là ước tính Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/11/2012, bằng 82,7% dự toán năm.
153.800 tỷ đồng là ước tính Bội chi Ngân sách từ đầu năm đến 15/11/2012.
2.117.900 tỷ đồng là ước tính Tổng mức Hàng hóa bán lẻ và Doanh thu Dịch vụ tiêu dùng 11 tháng đầu năm 2012, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2011, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 6,4%.
104 tỷ USD là Kim ngạch hàng hóa Xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2012, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 38,4 tỷ USD, tăng 0,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 65,6 tỷ USD, tăng 31,8%. Tính chung 11 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu 14 triệu USD, bằng 0,01% Tổng kim ngạch hàng hóa Xuất khẩu.
104 tỷ USD là con số gần đạt của Kim ngạch hàng hóa Nhập khẩu trong 11 tháng đầu năm 2012, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 49 tỷ USD, giảm 7,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 55 tỷ USD, tăng 24,3%.

Sản lượng công – nông nghiệp và dịch vụ
1.411.200 ha là diện tích lùa mùa đã thu hoạch trên cả nước tính đến trung tuần tháng 11/2012, bằng 99,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các địa phương phía Bắc thu hoạch được 1.110.600 ha, bằng 101,1%; phía Nam thu hoạch được trên 300.600 ha, bằng 94,8%.
9,3 triệu tấn lúa là tổng sản lượng ước đạt từ vụ mùa 2012 trên cả nước. Trong đó, 5,8 triệu tấn là sản lượng lúa vụ mùa ước đạt trên toàn miền Bắc, tăng 36 nghìn tấn so với vụ mùa trước. Sản lượng lúa mùa của các tỉnh phía Nam ước đạt 3,5 triệu tấn, tăng 140 nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2011.
5.333.800 tấn là sản lượng ước đạt của toàn ngành thủy sản trong 11 tháng đầu năm 2012, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2.881.800 tấn, tăng 5,4%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 2.452.000 tấn, tăng 4,6%, riêng khai thác biển đạt 2.274.900 tấn, tăng 5,2%.
2.612 triệu lượt khách là con số ước đạt của ngành Vận tải hành khách trong 11 tháng đầu năm 2012, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2011.
865,9 triệu tấn là con số ước đạt của ngành Vận tải hàng hóa trong 11 tháng đầu năm 2012, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.
11,2 triệu là số Thuê bao Điện thoại phát triển mới trong 11 tháng đầu năm 2012, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó 16,5 nghìn thuê bao cố định, bằng 34,8% cùng kỳ; 11,1 triệu thuê bao di động, tăng 6,6%. Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến cuối tháng 11/2012 ước đạt 135,9 triệu, tăng 3,1% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 14,9 triệu thuê bao cố định, giảm 3% và 120,9 triệu thuê bao di động, tăng 3,9%.
4,4 triệu là số Thuê bao Internet ước tính trên cả nước tính đến cuối tháng 11/2012, tăng 8,6% so với cùng thời điểm năm trước. Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông 11 tháng ước tính đạt 159.200 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2011.
6.035.900 là số Lượt Khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt trong 11 tháng đầu năm 2012, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 3.600.400 lượt, tăng 9,4%; Đến vì công việc 1.058.400 lượt, tăng 17,1%; Thăm thân nhân đạt 1.048.400 lượt, tăng 15,5%.

Các chỉ số xu hướng
9,43% là mức tăng của Chỉ số Giá tiêu dùng bình quân 11 tháng đầu năm 2012 so với mức bình quân cùng kỳ năm 2011. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2012 tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước.
4,6% là mức tăng của Chỉ số sản xuất Công nghiệp trong 11 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành công nghiệp có mức sản xuất 11 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm 2011 là: Đóng tàu và cấu kiện nổi tăng 141,9%; Thiết bị truyền thông tăng 50,4%; Phụ tùng và bộ phận phụ trợ tăng 37%; Đường tăng 18,9%; Linh kiện điện tử tăng 18,3%; Pin và ắc quy tăng 17,9%; Thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 15,3%; Truyền tải và phân phối điện tăng 12,4%; Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 11,2%; Khai thác dầu thô tăng 11%; Bia tăng 10,3%; Phân bón và hợp chất nitơ tăng 10,2%.
3,3% là mức tăng Chỉ số Tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 10 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm trước. Các ngành có Chỉ số Tiêu thụ tăng cao là: Đường tăng 107,7%; Môtô, xe máy tăng 37,9%; Thiết bị truyền thông tăng 31,8%; Chế biến và bảo quản thủy sản tăng 25,7%; Thức ăn gia súc, gia cầm tăng 21,9%; Cấu kiện kim loại tăng 12,2%; Mì ống, mì sợi tăng 6,8%; May mặc tăng 6,6%.
20,9% là mức tăng của Chỉ số Tồn kho tại thời điểm 01/11/2012 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, so với cùng thời điểm năm trước, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với chỉ số tồn kho vào 01/10/2012. Nguyên nhân do có sự tăng trưởng đột biến sản xuất điện thoại di động cao cấp (Smartphone) là những sản phẩm đang ăn khách. Đồng thời, đây là thời điểm các doanh nghiệp tập trung sản xuất và dự trữ hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán. Một số ngành sản xuất có chỉ số tồn kho cao so với cùng thời điểm năm trước là: Thiết bị truyền thông tăng 425,1%; Phân bón và hợp chất nitơ tăng 96,5%; Môtô, xe máy tăng 95%; Bia tăng 57,6%; May mặc tăng 48,5%; Thuốc lá tăng 45%; Pin, ắc quy tăng 39,6%; Xe có động cơ tăng 35,7%; Xi măng tăng 33%; Giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa tăng 26,3%; Chế biến và bảo quản thuỷ sản tăng 24,9%; Mỹ phẩm, xà phòng và chất tẩy rửa tăng 21,7%.
_______

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét