Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Vai trò của giáo dục trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

20 Tháng 11 2013 lúc 19:23



Toàn cầu hoá làxu thế và cũng đã là hiện trạng của thế giới ngày nay. Để tìm hiểu về toàn cầuhóa ta có thể tìm đọc các tác phẩm Xe Lexus và cây ô liu, Thế giới phẳng của tác giả, nhà báo Thomas L. Friedmanvà tác phẩm Globalization and Its discontent (Toàn cầu hóa và mặt tiêucực của nó) của nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm 2001 JosephStiglitz.
      
Các  quá trình toàn cầu hóa:
1492-1800các nưởc mở rộng bờcõi, chiếm tài nguyên, thuộc địa (toàn cầu hoá phiên bản 1.0)
Đặcđiểm: sau những phát minh lớn về địa lý, đã xuất hiện hệ thống thuộc địa trongnhững thế kỷ XVII- XVIII.
Chủthể tham gia tương tác trong toàn cầu: Nhà nước
1800-2000các công ty vươn rathế giới, thành các công ty đa quốc gia, chiếm thị trường, nhân công (toàn cầuhoá phiên bản 2.0)
Đặcđiểm: Trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, thời kỳ của những phát minh kỹ thuậtvĩ đại. Sự phát triển của công nghệ cùng với sự mở rộng của các thị trường vàđầu tư vượt ra khỏi các biên giới quốc gia.
Chủthể tham gia tương tác trong toàn cầu: Công ty đa quốc gia
2000-?: các cá nhân, nhóm ngườihợp tác, cạnh tranh với nhau trên phạm vi toàn cầu nhờ các công nghệ hỗ trợmạng, điều đó làm cho thế giới dường như nhỏ lại, phẳng ra, vì tiếp cận vớinhau quá dẽ dàng (toàn cầu hoá phiên bản 3.0)
Đặc điểm: Bùngnổ công nghệ thông tin: máy tính dung lượng cực lớn, cáp quang toàn cầu và cácphần mềm ứng dụng làm cho thế giới trở nên “nhỏ bé”, mọi người trên trái đấtnày đều là “hàng xóm” của nhau. “Mọi người trong thế giới ngày nay dù ở nơi nàotrên thế giới đều có thể coi như cùng tụ hội, cùng ngồi với nhau quanh một cáibàn để cùng thảo luận một chủ đề nào đó, cùng vui chơi, dù cho có cách xa nhaunửa vòng Trái Đất”
Chủ thể tham giatương tác trong toàn cầu: Các cá nhân, nhóm người

Nhưvậy, trong khung cảnh của toàn cầu hoá ngày nay, việc huy động tốt nhất cácnguồn lực để phát triển của quốc gia chính là phát huy sự năng động, sángtạo của các cá nhân chủ động tham gia tương tác toàn cầu với sự hỗ trợ của mạnginternet để truy cập vào các dịch vụ thiết yếu trên mạng và để thiết lập sự hợptác của các cá nhân, nhóm người trên phạm vi toàn thế giới

Vai trò của giáo dục trong xu thế toàn cầuhóa hiện nay
Toàn cầu hóa tạora những cơ hội hay thách thức phát triển quốc gia là tuỳ theo thái độ ứng xử:chủ động hội nhập hay bị động hội nhập. Chẳng hạn, trong quá trình toàn cầu hóa phiên bản 1.0 và 2.0 đã tạo ra nguy cơ các nước kém phát triển bị lệ thuộc vào các nướcphát triển. Tuy nhiên, bằng sự chủ động tham gia hội nhập, thực hiện canh tânđất nước của vua Minh Trị, nước Nhật đã không những không bị lệ thuộc mà chính toàn cầu hóa1.0 và 2.0 lại trở thành cơ hội để Nhật phát triển thành một cường quốc của châuÁ và trên thế giới.

Đốivới Việt Nam thì xu hướng toàn cầu hóa hiện nay (phiên bản 3.0) có trở thànhmột cơ hội phát triển đất nước là  tùy thuộc vào việc có hình thành được một thếhệ công dân có đủ khả năng chủ động tham gia toàn cầu hóa một cách hiệu quả haykhông. Sứ mệnh lịch sử đang được đặt trên vai của ngành giáo dục nước nhà. Ngànhgiáo dục cùng với mỗi gia đình chăm lo giáo dục đào tạo con em mình trở thànhtrước hết là một công dân nước Việt đồng thời phải là một "công dân toàn cầu". Đểthực hiện được sứ mênh trước lịch sử của mình đòi hỏi ngành giáo dục cần cảicách toàn diện, hiện đại hóa trong sự chủ động hội nhập xu thế toàn cầu hóa củathể chế chính trị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét